Trải nghiệm

“Phiêu” cùng những nghệ sỹ đường phố ở Melbourne

Trải nghiệm - 06:32, 29/08/2020 G8T+7 - Nhà báo Trọng Chính

Cùng với nghệ thuật graffiti rực rỡ, Melbourne là nơi dường như ai cũng có thể trở thành street artists (nghệ sỹ đường phố), miễn là mang trong mình niềm đam mê âm nhạc, ca hát hay biểu diễn hình thể.

Street artists là những nghệ sỹ đường phố từng xuất hiện trong các bộ phim có chất “Di Gan” mà tôi từng say mê, rồi bập bẹ tìm hiểu nguồn cơn của nghệ thuật biểu diễn này, tôi biết nó bắt đầu từ người Romani. Thông qua âm nhạc, thơ ca và các câu chuyện nhuốm màu huyền bí, những vũ công Romani rong ruổi biểu diễn khắp châu Âu rồi đến Australia khi người Anh chiếm vùng đất này làm thuộc địa.

Vốn dĩ Melbourne có nền văn hóa đa dạng của người di dân nhập cư nên càng khiến street artists phát triển. Giữa nhịp sống sôi động của Thành phố, các street artists vẫn say sưa biểu diễn, làm đắm lòng du khách.

Ta có thể gặp những nghệ sỹ hát dạo (buskers) ở bất cứ đâu. Nếu dọc khu phố mua sắm Bourke Street Mall là tiếng hát và tiếng guitar bập bùng của anh chàng nghệ sỹ gốc Mỹ Latinh thì góc khác lại là tiếng nỉ non da diết của ông cụ chơi vĩ cầm.

Các nghệ sỹ hình thể sử dụng ngay cơ thể của mình làm đạo cụ trình diễn như những anh chàng trong ảnh, họ khoác lên mình phục trang trát mảng màu như bê tông…
… ở góc phố Swanston St lại là người nghệ sỹ lớn tuổi pha trò và biểu diễn với đạo cụ là chú gà trống, thông qua những cử động hình thể.

Mỗi nghệ sỹ biểu diễn ở đây đều có câu chuyện riêng, mang tâm tư vào âm nhạc và họ luôn mở lòng chia sẻ với những người đang đứng hay ngồi, lê lết trên bậc thang hay lề đường để xem họ biểu diễn. Mỗi buổi trình diễn, những gương mặt và tiếng nhạc cứ thế trở thành một phần nhận dạng, gắn bó với mỗi góc phố tôi từng ngang qua ở Melbourne.

Không chỉ có các buskers, những nghệ sỹ hình thể sử dụng cơ thể của mình làm “đạo cụ” trình diễn cũng gây “thương nhớ” ở Melbourne. Trên phố Swanston St là 4 anh em nhà Anthony đứng bất động hàng giờ, mỗi tư thế thay đổi đều giữ rất lâu bên cạnh quý cô mặc váy dài cuốn tóc như thế kỷ 18 - 19 với nụ cười đầy bí ẩn, hệt một thước phim cũ quay chậm. Tiếng nói của họ, âm sắc của họ không thể hiện qua giọng ca mà bằng trang phục và cử động hình thể.

Bốn người tượng đứng trước trạm tàu điện (tram) trong một trưa hè tràn nắng trên khu phố mua sắm Bourke Street Mall. Họ đứng bất động hàng giờ, mỗi tư thế thay đổi đều giữ rất lâu.
Bốn người tượng đứng trước trạm tàu điện (tram) trong một trưa hè tràn nắng trên khu phố mua sắm Bourke Street Mall. Họ đứng bất động hàng giờ, mỗi tư thế thay đổi đều giữ rất lâu.
Trong khi một quý cô gần đó lại mặc váy dài, cuốn tóc như thế kỷ 18 - 19 đang cử động chậm rãi như thước phim cũ quay chậm. Dưới chân, một chiếc xô nhỏ để du khách đi qua thả vào đó những đồng xu.
Trong khi một quý cô gần đó lại mặc váy dài, cuốn tóc như thế kỷ 18 - 19 đang cử động chậm rãi như thước phim cũ quay chậm. Dưới chân, một chiếc xô nhỏ để du khách đi qua thả vào đó những đồng xu.

Từ ngày 2/8, khi chính quyền bang Victoria ban bố tình trạng thảm hoạ và áp đặt lệnh giới nghiêm đối với thành phố Melbourne để phòng chống dịch bệnh, có lẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những nghệ sỹ lang thang. Phải lâu lắm, trên những phố lớn ở trung tâm thành phố như Collins St, Swanston St…, những nghệ sỹ đường phố mới có lại công việc của mình. Khi đó, hãy cứ đi bộ dọc theo những con phố, bạn sẽ gặp họ, những người nghệ sỹ đường phố ở Melbourne.

Không chỉ những nghệ sỹ hình thể trình diễn, các nghệ sỹ hát rong mang âm nhạc làm rộn ràng khắp các con phố. Giọng ca, tiếng đàn của họ hay không kém các buổi trình diễn chuyên nghiệp và bạn chỉ cần ủng hộ bằng việc mua đĩa CD, hoặc bỏ vào hộp đàn vài đồng xu lẻ.
Không chỉ những nghệ sỹ hình thể trình diễn, các nghệ sỹ hát rong mang âm nhạc làm rộn ràng khắp các con phố. Giọng ca, tiếng đàn của họ hay không kém các buổi trình diễn chuyên nghiệp và bạn chỉ cần ủng hộ bằng việc mua đĩa CD, hoặc bỏ vào hộp đàn vài đồng xu lẻ.
Có cả ban nhạc gia đình với đủ đầy các thế hệ ông - cháu, bố - con… cùng kéo nhau biểu diễn trên phố. Họ đàn hát không vì mưu sinh mà vì niềm vui tụ họp cuối tuần với bạn bè.
Có cả ban nhạc gia đình với đủ đầy các thế hệ ông - cháu, bố - con… cùng kéo nhau biểu diễn trên phố. Họ đàn hát không vì mưu sinh mà vì niềm vui tụ họp cuối tuần với bạn bè.
Giữa dòng chảy đời sống nhộn nhịp, các nghệ sỹ đường phố Melbourne cứ thế say sưa biểu diễn, tạo nên bản âm thanh phố phường mê đắm du khách.
Giữa dòng chảy đời sống nhộn nhịp, các nghệ sỹ đường phố Melbourne cứ thế say sưa biểu diễn, tạo nên bản âm thanh phố phường mê đắm du khách.
Ngoài ra, street artists còn có anh chàng David Splatt với trò trình diễn rối khá hấp dẫn người xem trên phố Kilda St.
Ngoài ra, street artists còn có anh chàng David Splatt với trò trình diễn rối khá hấp dẫn người xem trên phố Kilda St.
Hay người họa sĩ này lại chỉ mải mê với màu sắc và bức tranh còn đang dang dở của mình vẽ trên vỉa hè Melbourne, khiến nhiều người thích thú ngắm nhìn.
Hay người họa sĩ này lại chỉ mải mê với màu sắc và bức tranh còn đang dang dở của mình vẽ trên vỉa hè Melbourne, khiến nhiều người thích thú ngắm nhìn.
Và thường người ta nghĩ street artists chỉ dành cho các nghệ sĩ da trắng, tóc vàng nhưng Úc vốn là đất nước của thổ dân (Aboriginal people) nên những nghệ sỹ đường phố Maori tại Melbourne lại thu hút sự quan tâm của du khách. Với khuôn mặt đen màu nắng, hóa trang bôi phấn trắng rất đặc trưng, người thanh niên trong ảnh thổi cây kèn làm từ cây gỗ dài sơn màu đỏ sẫm, tạo nên thứ âm thanh đặc trưng rất khó diễn tả.
Và thường người ta nghĩ street artists chỉ dành cho các nghệ sĩ da trắng, tóc vàng nhưng Úc vốn là đất nước của thổ dân (Aboriginal people) nên những nghệ sỹ đường phố Maori tại Melbourne lại thu hút sự quan tâm của du khách. Với khuôn mặt đen màu nắng, hóa trang bôi phấn trắng rất đặc trưng, người thanh niên trong ảnh thổi cây kèn làm từ cây gỗ dài sơn màu đỏ sẫm, tạo nên thứ âm thanh đặc trưng rất khó diễn tả.


Bạn đang đọc bài viết “Phiêu” cùng những nghệ sỹ đường phố ở Melbourne tại chuyên mục Trải nghiệm của Đô thị mới. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư toasoan.reatimes@gmail.com
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục