Aa

Roman - Phong cách kiến trúc đỉnh cao của nhân loại

Thứ Năm, 15/04/2021 - 14:00

Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha…

Phong cách kiến trúc Roman là gì?

Phương Tây có nhiều phong cách kiến trúc đẹp, đặc biệt là các kiểu kiến trúc cổ đại, mỗi kiểu lại tượng trưng cho một thời kỳ phát triển lịch sử khác nhau, như Byzantine, Gothique… Phong cách kiến trúc Roman cũng là một trong số đó. Kiến trúc Roman vẫn còn in dấu trong một số công trình ngày nay. 

Cái tên Roman có ý nghĩa là “La Mã”, và thực chất kiểu kiến trúc này mang hơi hướng của kiến trúc cổ đại La Mã. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các công trình kiến trúc Roman còn thô sơ, chưa tinh xảo như các thành tựu của người La Mã cổ. Một phần cũng là do Tây Âu vừa mới bước qua khỏi giai đoạn khủng hoảng kinh tế và lúc đó kỹ thuật xây dựng mới bắt đầu phát triển lại sau một thời gian dài trì trệ.

Phong cách Roman nổi lên mạnh mẽ ở Châu Âu vào giữa thế kỷ VI. Phong cách kiến trúc này gắn chặt với bối cảnh chiến tranh thời điểm bất ngờ với những bức tường đá kiên cố, chỉ hở ra những ô cửa sổ hình bán nguyệt.

Nhà thờ Santiago de Compostela với các đặc điểm nổi bật và hiện đại
Nhà thờ Santiago de Compostela với các đặc điểm nổi bật và hiện đại

Phong cách này được lấy ý tưởng bởi đế chế La Mã cổ đại và áp dụng rất nhiều vào các nhà thờ thời điểm này. Một trong những kiến trúc đặc sắc nhất, lột tả rõ nét nhất phong cách thiết kế kiến trúc Roman chính là nhà thờ Santiago de Compostela ở Tây Ban Nha, nhà thờ được xây dựng suốt thời kỳ thập tự chinh và là niềm tự hào của người Tây Ban Nha.

Lịch sử hình thành và phát triển

Một thời gian sau khi Đế chế La Mã sụp đổ, các nhà nước Đông và Tây Âu lâm vào một thời kì đen tối, các nhà nước phong kiến được thành lập trong đó có sự ra đời của triều đại Carolingian. Năm 800, khi Charlemagne đăng quang hoàng đế, đế quốc này tồn tại được một thời gian ngắn cho đến khi bị người Normandes xâm lược (từ năm 843 đến năm 911).

Nền kiến trúc Trung và Tây Âu thế kỷ 11 và thế kỷ 12 có tên gọi là kiến trúc Roman, hay phong cách Roman. Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha… khi các thành phố đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ.

Phong cách kiến trúc Roman

Nền văn hóa đô thị lúc bấy giờ không khác xa với văn hóa lãnh địa nông thôn trước đó ít lâu, vì các tầng lớp dân đô thị cũng vừa mới ở nông thôn ra, họ đã là các thế hệ thị dân đầu tiên.

Tuy vậy, từ thế kỷ 10, nông nghiệp và thủ công nghiệp đã phục hồi và phát triển, người dân đã xây nhà không chỉ bằng gỗ, mà còn bằng gạch, đá, để “xây nhà như người La Mã cổ đại”.

Hơn mười quốc gia dân tộc ở Trung Âu và Tây Âu đã chính thức tiến vào xã hội phong kiến, với nền kinh tế tự nhiên và trật tự xã hội tương đối ổn định.

Đặc điểm của phong cách kiến trúc Roman

Phong cách kiến trúc Roman có một số nét đặc trưng sau:

- Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantine, do một số khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây.
- Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương.
- Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện và các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến.
- Kiến trúc không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ.
- Kết cấu của các công trình kiến trúc Roman là cuốn cửa trụ, vòm bán cầu và vòm nôi bằng đá. Cũng chính vì mái vòm là đá, kỹ thuật xây dựng còn nhiều hạn chế nên thiết kế kiến trúc Roman thường có hình dạng đơn giản như hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ thập La tinh.

Phong cách kiến trúc Roman

- Về quy mô: Kiến trúc Roman không cầu kỳ và có quy mô lớn như các công trình La Mã cổ đại.

- Kỹ thuật xây dựng: Phần lớn các công trình kiến trúc Roman có mặt ngoài đơn giản, thô ráp và ít gắn hoa văn trang trí. Cửa đi và cửa sổ của kiểu kiến trúc cổ đại này khá nhỏ và ít ánh sáng. Tường đá dày và đa phần chiều cao của các nhà thờ theo phong cách thiết kế kiến trúc Roman khá thấp, không quá 20m.

Trải theo thời gian, kiến trúc Roman có những bước phát triển dài hơn và là tiền đề cho sự ra đời của kiến trúc Gothic sau này. Ngày nay, kiến trúc cổ đại Roman còn được áp dụng vào thiết kế kiến trúc cổ điển, tân cổ điển./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top