Sức bật từ những xung lực mới của thị trường
Sở hữu những nền tảng phát triển tương đồng, song Hải Phòng ngày nay còn nắm giữ nhiều lợi thế chiến lược mà TP.HCM của 10 - 15 năm trước chưa có được.
Lợi thế vượt trội đầu tiên đến từ sự đột phá về hạ tầng và kết nối vùng. Cú hích quyết định đến từ việc hợp nhất với tỉnh Hải Dương từ ngày 1/7/2025, không chỉ mở rộng không gian phát triển mà còn nâng quy mô dân số toàn thành phố lên hơn 4,67 triệu người, đặt nền móng cho một siêu đô thị ven biển Bắc Bộ với tỷ lệ dân số đô thị dự kiến đạt 74 - 76% vào năm 2030. Sự cộng hưởng chiến lược giữa Hải Phòng và Hải Dương được kỳ vọng sẽ kiến tạo một trung tâm kinh tế mới, đủ sức mạnh để xác lập vị thế trong top 3 toàn quốc.
Cụ thể, sự sáp nhập này tạo ra một sức mạnh cộng hưởng rõ nét, khi Hải Dương vốn là trung tâm logistics của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sau khi sáp nhập với Hải Phòng đã trở thành "mảnh ghép hoàn hảo" bổ trợ cho tầm nhìn liên kết vùng toàn diện của thành phố cảng. Hiện tại, thành phố cảng đã hội tụ đủ 5 loại hình giao thông huyết mạch: đường biển, đường hàng không (sân bay quốc tế Cát Bi), đường bộ (cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái), đường sắt (kết nối vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; tới đây là tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) và đường thủy nội địa. Loạt dự án hạ tầng trọng điểm như cầu Lại Xuân, cầu Hoàng Văn Thụ và đặc biệt là tuyến Vành đai 2 (Tân Vũ - Hưng Đạo - Bùi Viện) với vốn đầu tư 7.400 tỷ đồng gồm 8 làn xe, nhiều cầu vượt lớn đang hoàn thiện một mạng lưới giao thông hiện đại, đồng bộ. Tất cả hệ tạo nên một cấu trúc giao thông đô thị hiện đại mà TP.HCM trước đây chưa có được.

Hải Phòng đã hội tụ đủ 5 loại hình giao thông huyết mạch: đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. (Ảnh: Internet)
Thứ hai, Hải Phòng được hưởng lợi từ tầm nhìn quy hoạch dài hạn và đồng bộ. Với định hướng phát triển bền vững đến năm 2050, thành phố đã và đang triển khai quy hoạch đô thị một cách bài bản, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Các chỉ tiêu quan trọng như diện tích đất đô thị (145 - 160 m²/người) và không gian xanh (17 - 19 m²/người), xây dựng các trung tâm hành chính, chính trị mới được chú trọng trong quy hoạch của thành phố hơn 15 năm qua, tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với mô hình phát triển có phần thiếu đồng bộ của TP.HCM trong giai đoạn trước.
Hoàn thiện bức tranh đô thị giàu tiềm năng của Hải Phòng là sự hình thành của một tầng lớp tinh hoa mới. Làn sóng đầu tư nước ngoài đã thu hút một thế hệ doanh nhân, chuyên gia kỹ thuật cao năng động quy tụ về Hải Phòng. Tầng lớp này không chỉ sở hữu tư duy nhạy bén và khả năng tài chính vững mạnh để tiếp cận các sản phẩm bất động sản cao cấp, mà còn đóng vai trò là những người tiên phong kiến tạo nên những chuẩn mực sống mới cho đô thị.
Nhận định về thị trường bất động sản Hải Phòng tại sự kiện Tọa đàm và Giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Hải Phòng - Tâm điểm bất động sản miền Bắc: Kịch bản "TP.HCM thứ 2" của thị trường địa ốc", TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng: "Hải Phòng sở hữu những yếu tố nền tảng chất lượng rất tốt. Bản chất tốt nên khi ‘bừng dậy’ sẽ trở nên rất ‘sáng’. Chúng tôi nhận định toàn bộ thị trường bất động sản Hải Phòng từ năm 2021 đến nay liên tục tăng trưởng rất mạnh". Theo vị chuyên gia này, ngay cả ở thời điểm thị trường chững lại, các sản phẩm tại Hải Phòng khi đưa ra thị trường vẫn đạt tỷ lệ hấp thụ trên 65%, thu hút không chỉ người dân địa phương mà cả các nhà đầu tư phía Bắc.
"So với các thị trường lân cận như Quảng Ninh hay Hà Nội, giá bất động sản Hải Phòng vẫn còn rất tốt và dư địa tăng trưởng còn rất lớn. Sau giai đoạn ‘chạy rốt-đa’, bây giờ là thời điểm Hải Phòng tăng tốc bước vào thời kỳ bùng nổ. Nếu không chớp thời cơ, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội", ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.
Theo chân dòng vốn của "đại bàng", săn tìm dư địa vàng trong chu kỳ mới của bất động sản Hải Phòng
Cũng chia sẻ tại sự kiện, tại tham luận chuyên sâu, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam - Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phân tích, động lực của thành phố cảng giờ đây là sự tổng hòa của nhiều yếu tố mang tính chiến lược, từ định hướng quốc gia, xu hướng dịch chuyển dòng vốn, sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu cho đến sự xuất hiện của các đô thị thế hệ mới. Đặc biệt, chiến lược phát triển quốc gia chắc chắn sẽ ngày càng chuyển trọng tâm sang lĩnh vực logistics - lĩnh vực mà Hải Phòng đang có lợi thế vượt trội tại miền Bắc, thậm chí hơn cả Quảng Ninh, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu bất động sản.
Ông Bùi Văn Doanh nhấn mạnh: "Hải Phòng bây giờ mới chớm bước vào chu kỳ bùng nổ. Vì vậy, dư địa còn lớn, nếu đầu tư thời điểm này sẽ hứa hẹn biên lợi lớn, giống như việc đầu tư vào các khu vực trung tâm của TP.HCM cách đây 15, 20 năm.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng chỉ rõ, cơ hội lớn sẽ không nằm ở khu vực trung tâm vốn đã cạn kiệt quỹ đất và bão hòa nhu cầu, mà tập trung ở những khu vực mới, giàu tiềm năng. Cụ thể, trong khi khu vực phía Tây và phía Bắc (chính Bắc) hướng phát triển đi sâu vào nội địa nên mất ưu thế hướng biển hoặc những lợi thế của kinh tế biển mang lại, thì các khu vực phía Nam, Đông, Đông Nam và Đông Bắc lại nổi lên như những điểm sáng. Đây là những khu vực mới bắt đầu phát triển, sở hữu quỹ đất rộng, hưởng lợi trực tiếp từ kinh tế biển và hạ tầng kết nối liên tục được nâng cấp theo cả hướng Hà Nội và Quảng Ninh.

Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam - Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Trong đó, hai địa danh đang cho thấy tiềm năng vượt trội là Thủy Nguyên (Đông Bắc) và Dương Kinh (Nam, Đông Nam). Đặc biệt, Dương Kinh hội tụ nhiều lợi thế độc đáo khi vừa giáp sông, giáp biển, vừa ôm trọn tuyến cao tốc huyết mạch 5B, điểm giữa của cao tốc kết nối Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và gần sân bay Cát Bi cũng như cảng Đình Vũ, mở ra tiềm năng lớn cho cả bất động sản đô thị và du lịch nghỉ dưỡng.
Thực tế cho thấy, các "đại bàng" ngành bất động sản đang từng bước chủ động dẫn dắt thị trường Hải Phòng, đơn cử là Vingroup với hai đại đô thị chiến lược tại Vũ Yên và Dương Kinh.
Từ góc độ chủ đầu tư, bà Trần Thị Phương Thuỷ, Giám đốc Kinh doanh, Công ty Cổ phần Vinhomes chia sẻ: "Chúng tôi hiện đang phát triển hai đại dự án chiến lược tại Hải Phòng là Dương Kinh và Vũ Yên, mỗi dự án mang một dấu ấn riêng biệt để đón đầu các xu hướng sống tương lai".

Bà Trần Thị Phương Thuỷ, Giám đốc Kinh doanh, Công ty Cổ phần Vinhomes.
Trong đó, dự án Vinhomes Golden City tại Dương Kinh được định vị là một đô thị ESG (đô thị xanh, bền vững) theo chuẩn quốc tế, với mật độ xây dựng thấp, diện tích cây xanh và mặt nước lên tới 30%. Triết lý "trước nhà là rừng, sau lưng là phố" đã tạo ra hiệu ứng bùng nổ trong sự kiện mở bán đầu tiên, khi hơn 500 căn được giao dịch thành công chỉ trong 4 tiếng.


Dự án Vinhomes Golden City tại Dương Kinh.
Còn dự án Vinhomes Royal Island tại đảo Vũ Yên được định vị với khái niệm "ở đảo sống phố", mang đến trải nghiệm 365 ngày nghỉ dưỡng tại gia, đồng thời khởi tạo một trung tâm kinh tế thương mại - du lịch mới cho thành phố.


Dự án Vinhomes Royal Island tại đảo Vũ Yên.
"So với mặt bằng giá trung tâm Hải Phòng từ 100 - 200 triệu đồng/m², giá bất động sản tại Vũ Yên hiện chỉ từ 90 triệu đồng/m², trong khi chất lượng sống và quy hoạch lại vượt trội hơn hẳn. Đây là một cơ hội đầu tư vô cùng hấp dẫn", bà Trần Thị Phương Thuỷ cho biết thêm.
Lý giải sâu hơn về "thời điểm vàng" của thị trường, ông Bùi Văn Doanh kết luận: "Hải Phòng đang ở trong một giai đoạn cộng hưởng xung lực rất lớn của thời đại với ‘bộ tứ trụ cột’ Nghị quyết của Bộ Chính trị. Đây là thời điểm hội tụ đủ cả ba yếu tố: ‘Thiên thời’ từ định hướng chiến lược quốc gia; ‘Địa lợi’ từ vị trí và hạ tầng sẵn có; và ‘Nhân hòa’ từ sự quan tâm của giới đầu tư đối với một thị trường mới nổi. Vì thế, chúng tôi cho rằng đây chính là lúc thành phố cảng bắt đầu cất cánh, bước vào chu kỳ bùng nổ thực sự của thị trường bất động sản"./.