Aa

Bất động sản 24h: Doanh nghiệp địa ốc chạy đua tuyển dụng môi giới cho năm 2021

Thứ Hai, 25/01/2021 - 10:30

Nhiều doanh nghiệp địa ốc chạy đua tuyển dụng môi giới cho năm 2021; Báo động tình trạng sốt “ảo” đất nông nghiệp vùng ven đô Hà Nội... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc chạy đua tuyển dụng môi giới cho năm 2021

Dù trải qua một năm khó khăn nhưng không vì thế hoạt động tuyển dụng nhân sự kinh doanh của doanh nghiệp địa ốc dừng lại. Các doanh nghiệp vẫn lên kế hoạch tuyển hàng trăm nhân sự để phục vụ cho các dự án sẽ được triển khai trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp BĐS, đáng nói là là các đơn vị môi giới và nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xác định "trong nguy có cơ", dịch Covid-19 là cơ hội để các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và quỹ đất rộng thể hiện tầm nhìn chiến lược, tập trung đầu tư nguồn nhân lực, nghiên cứu thị trường và sẵn sàng bùng nổ trở lại sau khi hết dịch.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, ngay thời điểm cận Tết âm lịch đã lên kế hoạch tuyển nhân sự kinh doanh cho năm 2021, để phục vụ cho việc phát triển dự án cũng như các hoạt động mở rộng chi nhánh.

Đại diện Công ty cổ phần Dịch vụ Bất động sản Sao Việt cho biết, hiện công ty đang có kế hoạch tuyển dụng thêm 100 nhân sự kinh doanh để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh trong năm 2021. Trong năm 2020, doanh nghiệp này đã mở thêm văn phòng hoạt động thứ 2 tại Bình Thạnh, bên cạnh trụ sở chính ở Quận 3. Vì thế, doanh nghiệp cần số lượng nhân sự kinh doanh để phục vụ cho hoạt động của công ty.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Báo động tình trạng sốt “ảo” đất nông nghiệp vùng ven đô Hà Nội

Thị trường bất động sản vùng ven đang được “thổi lửa” nhờ thông tin quy hoạch xuất hiện. Không chỉ có đất thổ cư, đất nông nghiệp cũng trở thành miếng bánh đầy béo bở để các cò đất rao bán và quảng cáo. 

Điển hình như một số huyện tại Hà Nội như Đông Anh, Hoài Đức, Thạch Thất… sau khi có thông tin quy hoạch, giá đất nông nghiệp bị đẩy giá lên gấp 2, gấp 3, cá biệt có một số vị trí lên gấp 10 lần so với giá ban đầu. 

Tại Đông Anh, thông tin nơi đây chuẩn bị lên quận cộng hưởng với tâm lý ăn theo đất khu công nghiệp đã khiến nhiều lô đất lúa biến thành “sản phẩm địa ốc” hấp dẫn mà cò đất chào mời các nhà đầu tư, điển hình như đất lúa tại các điểm Cụm Công nghiệp Liên Hà 2, Cụm Công nghiệp Dục Tú, Cụm công nghiệp Thụy Lâm…Giá đất nông nghiệp được cò rao bán lên tới 5 triệu đồng/m2, trong khi trước đó, mức giá chỉ dao động 2-3 triệu đồng/m2. Các cò đất giới thiệu, những lô đất này có thể chuyển đổi được mục đích sử dụng và nhà đầu tư được ăn chênh tiền tỷ.

Tại xã Đồng Trúc (nằm giáp khu công nghệ cao Hòa Lạc và đại lộ Thăng Long), huyện Thạch Thất (Hà Nội), cuối năm 2020, trong cơn sốt đất lên cao, một số cò cũng sẵn sàng rao bán cả lô đất lúa với mức giá 2 - 5 triệu đồng/m2, tăng từ 5 -10 lần so với gia ban đầu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn: Công tác thanh tra góp phần thanh lọc và minh bạch hóa thị trường bất động sản
Để hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản nói riêng, các hoạt động xây dựng nói chung phát huy hiệu quả và thực hiện theo đúng quy định pháp luật, không thể thiếu công tác thanh, kiểm tra. Việc tiến hành thanh, kiểm tra thường xuyên theo đúng quy định giúp kịp thời phát hiện các sai phạm để đưa ra hướng xử lý phù hợp. Các vi phạm pháp luật càng được phát hiện sớm càng giảm được hậu quả về sau.

Trước thềm năm mới Tân Sửu, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn đã có những chia sẻ về kết quả của công tác thanh tra, chất lượng đoàn thanh tra trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2020) và những định hướng sắp tới để phát huy tốt hơn vai trò của ngành Thanh tra trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản.

"Bước sang năm 2021, với mục tiêu nâng cao chất lượng công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần thực hiện các nhiệm vụ của ngành được lãnh đạo Bộ giao, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ chú trọng vào một số nội dung: Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhiệm kỳ 2021 – 2026; tăng cường công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng đổi mới phương thức thực hiện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, doanh nghiệp và cơ quan thực thi pháp luật...", ông Nguyễn Ngọc Tuấn chia sẻ. 

Dòng tiền vẫn chực chờ đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng

Theo các chuyên gia, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vốn đã suy giảm nặng nề từ cuối năm 2019. Bước sang năm 2020, dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành du lịch và bất động sản nói chung, làm cho bất động sản nghỉ dưỡng càng thêm ảm đạm. Bên cạnh đó, một số vấn đề tồn tại lâu nay liên quan đến pháp lý vẫn chưa được giải quyết cũng khiến thị trường chưa đủ niềm tin để quay trở lại thời kỳ phát triển thăng hoa như trước đây.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức, từ quý cuối năm 2020 đến nay, một số dự án vẫn đang trong quá trình triển khai và sẵn sàng đưa ra thị trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mặt khác, để khởi động đường đua mới trên thị trường nghỉ dưỡng năm 2021, các chủ đầu tư đang tăng tốc trên những vùng đất mới. Thay vì những thị trường nghỉ dưỡng quen thuộc như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…, các địa điểm du lịch giàu tiềm năng nhưng chưa quá phát triển như Phan Thiết, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình, Hải Phòng… đang được các ông lớn đẩy mạnh đầu tư phát triển.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn cũng đang âm thầm gom quỹ đất chuẩn bị cho năm 2021 bứt phá mạnh mẽ tại hàng loạt vùng đất mới như Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà phố tiền tỷ giảm giá sốc, chủ nhà vẫn "méo mặt" tìm khách thuê

Trong suốt năm 2020, hàng loạt chủ nhà trên các khu đất vàng tại quận 1 (TP.HCM) đã liên tục giảm giá thuê nhà, để tìm nguồn khách mới. Theo khảo sát của PV báo Dân trí, chạy dọc các tuyến phố Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Kế, Lê Lợi hay Phạm Ngũ Lão… (quận 1), không khó để tìm kiếm mặt bằng đang ế khách.

Ngay cả tuyến phố "kim cương" Nguyễn Trãi (quận 1), nhiều mặt bằng vẫn "cửa đóng, then cài", trước cửa vẫn treo biển cho thuê nhà.

Bà Đỗ Thị Yến, một chủ mặt bằng tại đây cho biết: Để tìm người thuê mới, gia đình bà chấp nhận giảm 30% giá thuê trong 2 năm 2020 - 2021. Dù vậy, cho đến nay vẫn không có người tìm đến.

Theo bà Yến, nếu cửa hàng đóng cửa một năm không tìm được khách thuê mới, chủ nhà sẽ thất thu cả tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top