Aa

Kiên cường vượt khó, doanh nghiệp nữ chủ bắt nhịp kinh doanh

Thứ Năm, 18/05/2023 - 16:42

Ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức từ khủng hoảng đại dịch Covid-19, doanh nghiệp nữ chủ đã thể hiện sự kiên cường, mạnh mẽ, thành công khi duy trì hoạt động và sẵn sàng bắt nhịp kinh doanh khi phục hồi.

Khi khó khăn còn nhiều hơn thế…

Từ năm 2020, Covid-19 đã càn quét khốc liệt, tác động tiêu cực tới đời sống xã hội cũng như nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cùng lúc phải gồng gánh nhiều gánh nặng và chịu tổn thất từ đại dịch Covid-19, khi vừa điều hành doanh ngiệp sản xuất kinh doanh, vừa chăm sóc gia đình.

Chia sẻ khó khăn thực tế gặp phải trong hơn 2 năm ảnh hưởng bởi Covid-19, vừa phải điều hành doanh nghiệp vượt khó khăn, vừa chăm sóc gia đình, chị Trần Ngọc Diễm Thuần - Giám đốc Công ty TNHH Nấm Cao Nguyên cho biết: Là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu… mới được thành lập năm 2019, khi Covid-19 bùng phát, sản xuất bị ngưng trệ, cùng với lượng hàng hóa bán ra sụt giảm dẫn đến thiếu hụt vốn kinh doanh lưu động, công ty hoạt động cầm chừng.

Chị Trần Ngọc Diễm Thuần – Giám đốc Công ty TNHH Nấm Cao Nguyên chia sẻ những khó khăn vừa qua.
Chị Trần Ngọc Diễm Thuần – Giám đốc Công ty TNHH Nấm Cao Nguyên chia sẻ những khó khăn vừa qua.

Tương tự, chị Hoàng Thị Na – Giám đốc Công ty TNHH MTV Tùng Lộc (Lạng Sơn) cho biết công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kinh doanh vật liệu xây dựng nên dịch bùng phát, tiến độ thi công, giải ngân các công trình chậm, doanh thu công ty luôn ở tình trạng thiếu hụt.

Song với những nữ chủ doanh nghiệp như chị Na và chị Diễm Thuần khó khăn còn nhiều hơn thế: “Song hành giữa làm kinh tế và chăm sóc gia đình liên tục khiến cho quỹ thời gian của chúng tôi luôn luôn bị thiếu hụt. Khó khăn lớn nhất là làm sao để vừa chèo lái doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, vừa đảm bảo hạnh phúc gia đình, con cái được định hướng giáo dục tốt nhất”. 

Rất may mắn, bên cạnh sự ủng hộ của gia đình, thì các nữ doanh nhân cũng được sự hỗ trợ  kịp thời về nguồn lực tài chính từ các tổ chức tín dụng, trong đó nổi bật ở các chương trình đồng hành mà Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai những năm qua cho đến nay.

Nội ứng, ngoại tiếp để bắt nhịp phục hồi

Sau hơn 3 năm thành lập, Công ty TNHH Nấm Cao Nguyên đã tăng trưởng 30 - 40% cả về nhân lực cũng như doanh thu sản phẩm bán ra. “Trong năm 2023, công ty định hướng tăng trưởng 50% so với 2022 với mục tiêu đưa ra thị trường 45 tấn nấm bào ngư xám, 2 tấn nấm linh chi. Đặc biệt, công ty sẽ cung cấp sản phẩm nấm vân chi ra thị trường”, chị Thuần hào hứng chia sẻ về những kế hoạch phát triển trong giai đoạn mới.

Công ty TNHH MTV Tùng Lộc của chị Hoàng Thị Na cũng đã vượt qua thách thức về nguồn vốn, doanh thu một năm đạt trên 50 tỷ đồng.

Hai doanh nghiệp trên là những ví dụ điển hình trong số các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được SHB hỗ trợ bổ sung nguồn vốn kịp thời từ Chương trình “Tiếp sức doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” để tái sản xuất, ổn định hoạt động và chủ động nắm bắt cơ hội khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Theo đó, các doanh nghiệp nữ chủ đang gặp khó khăn bởi Covid-19 được SHB miễn phí cơ cấu khoản vay, hỗ trợ 6 tháng tiền lãi (đối với khách hàng thuộc diện cần cấu trúc nợ); tài trợ phí cam kết rút vốn lên đến 8% giá trị khoản vay (đối với các khách hàng vay mới), đồng thời được miễn, giảm toàn bộ các loại phí liên quan… Giá trị khoản hỗ trợ này lên đến 10.000 USD, trích từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). 

Nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho doanh nghiệp nữ chủ tại SHB.
Nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho doanh nghiệp nữ chủ tại SHB.

Để giao dịch tài chính thuận lợi, SHB còn dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nữ chủ như tặng tài khoản số đẹp đẳng cấp cho doanh nghiệp và lãnh đạo, miễn phí 100% dịch vụ chi hộ lương, miễn phí toàn bộ gói internet banking, phí chuyển tiền trong nước, miễn phí gói Combo tài khoản thanh toán Standard và phí sử dụng trong vòng 6 tháng.

Không chỉ tiếp sức về tài chính, SHB còn phối hợp với ADB tổ chức các lớp đào tạo, các chương trình tư vấn để nâng cao kỹ năng quản trị cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

“Thật sự rất vui và biết ơn”, chị Thuần chia sẻ - “Sự hỗ trợ kịp thời của SHB đã tháo gỡ giúp tôi một phần áp lực và biến áp lực thành động lực để phát triển. Cảm ơn SHB đã đồng hành cùng doanh nghiệp, giúp chúng tôi phát triển kinh doanh, góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho đồng bào thiểu số Ê-đê tại đây”.

Nhờ sự đồng hành của SHB, Công ty TNHH Nấm Cao Nguyên đã tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Nhờ sự đồng hành của SHB, Công ty TNHH Nấm Cao Nguyên đã tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Nếu ngân hàng là yếu tố “ngoại tiếp” thì không thể không kể đến yếu tố “nội ứng”. 

“May mắn mình có gia đình ở bên đồng hành, hỗ trợ”, chị Thuần cho biết trong quá trình doanh nghiệp vừa thành lập cũng phải tự mình từng bước cố gắng để khắc phục khó khăn. “Bản thân mình luôn tự nhủ phải nỗ lực mỗi ngày, tự động viên bản thân. Mình xây dựng được lên một doanh nghiệp mà có thể góp phần cho mọi người có thu nhập ổn định, có công ăn việc làm thì đó chính là niềm vui và động lực cố gắng của mình”. 

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang ngày càng đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Hiện khối doanh nghiệp này đang chiếm 26,5% trong tổng số doanh nghiệp cả nước. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm các doanh nghiệp nữ chủ, hiện chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 40% GDP và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trên cả nước./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top