Vốn là ngôi chùa cổ, có tuổi đời hơn 600 năm nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch đất thôn Đông Vực nên còn gọi là “Chùa Vực”, nay thuộc thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Với vị thế hiếm có, to, đẹp và có nhiều Phật tử mọi nơi đến chiêm bái, đáp ứng mọi nhu cầu tín ngưỡng tâm linh thời bấy giờ, do vậy đã được các vị tiền nhân, giàu có, quyền thế phát tâm bồ đề xây dựng và tôn tạo cho cảnh chùa ngày một quy mô.

Chùa Long Quang
Nhìn từ bên ngoài đường Kim Giang đoạn ngang qua thôn Vực, xã Phương Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, du khách không khỏi ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng diện mạo rất đặc biệt của chùa Long Quang…
Chùa Long Quang
… nơi từ xa có thể nhìn thấy trên nóc chùa bảo tháp Kim Cương Thừa và năm sắc màu Phật giáo trắng - đỏ - lục - vàng - lam trên những dây cờ Lungta phần phật uốn lượn theo chiều gió.

 

Chùa Long Quang

Chùa Long Quang
Các họa tiết nhiều màu sắc và hình các linh vật trang trí cho phần mái tam quan chùa.

Khi Pháp đánh chiếm xã Thanh Liệt vào tháng 3/1947, chùa cùng ngôi miếu Vực cổ kính bị phá để xây đồn, dựng bốt trong suốt 8 năm. Từ năm 1959 cho tới sau này, đất chùa lại thành nhà kho, sân phơi cho xã viên trong thôn.

Tận năm 2000, nhà chùa xây dựng lại Tam quan theo nền móng cũ và cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt, phát tích của các bậc tiền nhân đã làm rạng rỡ vẻ vang non sông xứ sở như: Đô hồ Đại vương Phạm Tu, Tiên triết Chu Văn An, Thiền gia Pháp chủ sư Tổ Vĩnh Nghiêm.

Chùa Long Quang
Trần nhà được trang trí với các hoạ tiết tỉ mỉ, tinh xảo, đặc biệt là các vòng tròn mandala, biểu tượng quan trọng trong Phật giáo Mật Tông Kim Cương Thừa.

Năm 2011, ngôi tam bảo xuống cấp không đảm bảo an toàn để phục vụ tín ngưỡng cho bà con, Phật tử nên chùa được trùng tu để có được vẻ khang trang như hiện tại. Sau khi được trùng tu, những người theo Mật Tông (pháp môn bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa) ngỡ ngàng vì ngay giữa Hà Nội lại có một không gian đậm chất Tây Tạng ở chùa Long Quang.

Phái Mật Tông theo tiếng Phạn là "Mantra", nghĩa là những lời nói chân thật. Đây là pháp môn kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Cụ thể, chùa Long Quang theo pháp môn Mật Tông Kim Cường Thừa, phổ biến tại Nepal, Bhutan và Tây Tạng.

Chùa Long Quang
Ngôi đại hùng bửu điện ở tầng 2 với những bức tường rực sắc đỏ - cam - trắng cùng những hoa văn, hình họa xung quanh các gian thờ là những nét tinh hoa riêng có theo phong cách Tây Tạng…
Chùa Long Quang
… bên trong thờ phụng và trang trí bằng nhiều tranh, tượng các vị Bồ Tát cũng như thần linh khác nhau, một đặc điểm nổi bật của những ngôi chùa Nepal.

Với diện tích 7.000m2, khuôn viên rộng rãi, xây dựng theo kiến trúc mandala (vòng tròn, trung tâm của tinh túy, cốt lõi cuộc sống) để nguyện cầu cho quốc thái dân an, thế giới được hòa bình, nhân dân được an lạc. Ngoài ra, đây cũng là không gian văn hóa giới thiệu và trưng bày rất nhiều các pháp khí Mật Tông.

Chùa Long Quang
Hành lang trang trí các bức tranh ghép gốm tuyệt đẹp
Chùa Long Quang
Trước khi rời chùa, đừng quên dạo bước quanh khuôn viên rộng, nơi trồng nhiều cây bưởi sum suê trái.

Nằm ngay gần khu đô thị Linh Đàm, chùa Long Quang ngay lập tức gây chú ý bởi cách bài trí với tông màu rực rỡ và diện mạo đặc biệt. Nếu tin rằng đi chùa trong tháng Giêng để mang lộc may mắn về nhà, bạn nên làm một chuyến hành hương đầu xuân đến ngôi chùa này, để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp ở đây và cầu cho một năm nhiều may mắn.

Chùa Long Quang
Bảo tháp nằm giữa chốn đô thị, tạo nên điểm nhấn thu hút cư dân sống xung quanh đến chùa du xuân, thưởng thức nét kiến trúc độc đáo và cầu bình an.

Bộ ảnh được thực hiện bởi dòng máy ảnh EOS R Full-frame Mirrorless, EOS R5 do Lê Bảo Minh - đơn vị phân phối chính thức và độc quyền thương hiệu Canon tại thị trường Việt Nam cung cấp trải nghiệm.

19/02/2022 06:06
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận