Không chỉ có người Khmer, từ thời cổ đại, trên thế giới có nhiều nơi sử dụng mặt nạ trong các lễ hội hóa trang và nghi lễ cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu, trị bệnh, xua đuổi tà ma… Với bà con dân tộc Khmer, các loại mặt nạ, mão thường được sử dụng trong các dịp lễ, tết truyền thống như Chol Chnam Thmay, Ok Om Bok, Đôn Ta... hay được trình diễn trong các loại hình nghệ thuật truyền thống Khmer như múa Rô Băm, múa Chhay Dăm, hát Aday, hát Dù Kê... Trong các nghệ thuật biểu diễn này của người Khmer, mão và mặt nạ là đạo cụ hóa trang để nhân vật nhập vai diễn.

Các thanh niên dân tộc Khmer hóa thân thành hình tượng Chằn, khỉ Hanuman… trong truyền thuyết với nhiều động tác vũ đạo độc đáo tại chùa Som Rong, TP. Sóc Trăng.
Tại Sóc Trăng, nghề làm mão, mặt nạ mang tính "cha truyền con nối" vì không phải chỉ am hiểu văn hóa, lịch sử mà còn đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ. Trong ảnh là mặt nạ, mũ của diễn viên Rô Băm làm bằng chất liệu đất sét và thiếc.
Chằn thường múa theo cặp, với gương mặt hung dữ, mắt trợn to, miệng rộng, lưỡi đỏ, răng nanh nhọn lởm chởm, đầu đội mũ hình tháp (Stupa), mình mặc giáp trụ, chân đi hài, hai tay chống lên cây chùy…

Trong nhiều loại được sử dụng, mặt nạ trên sân khấu Rô Băm sinh động, giàu biểu cảm và đều được nhân cách hóa gây hứng thú cho người xem như mặt nạ Chằn (thể hiện hành vi, tâm địa độc ác), mặt nạ vua khỉ Ha Nu Man, ngựa Ma No Ni, chim thần Kơ Rích… Khi đã đeo mặt nạ, người diễn viên không còn là chính họ nữa mà hóa thân xuất thần trong nhân vật, nhất là làm sống dậy các nhân vật thần thoại. 

… mặt nạ Chằn đều phải tạo hình chóp nhọn, trên đỉnh đính hoa văn, tiêu biểu tượng trưng cho sức mạnh quyền uy, hay sự sáng láng thanh cao...
… theo các lễ nghi tín ngưỡng dân gian Khmer với truyền thống nông nghiệp đã biết cách dung hòa tín ngưỡng liên quan đến Chằn và Phật giáo, mượn hình ảnh Chằn để thể hiện ước muốn xua đuổi điều dữ, đón sự an lành, may mắn trong đời sống.
Những chiếc mặt nạ rực rỡ sắc màu không thể thiếu trong các lễ hội của người Khemer.

Trong các mặt nạ Rô Băm, mặt nạ Chằn là độc đáo nhất. Ở các ngôi chùa Khmer, Chằn thường đứng theo cặp đôi song song hai bên cổng chùa hoặc đứng xung quanh chánh điện. Được thể hiện dưới dạng người cao lớn với gương mặt hung dữ, Chằn có mắt trợn to, miệng rộng, lưỡi đỏ, răng nanh nhọn lởm chởm, đầu đội mũ hình tháp (Stupa), mình mặc giáp trụ, chân đi hài, hai tay chống lên cây trùy giống như kiểu tượng của thần Vishnu (thần bảo tồn) hay Dvarapala (thần hộ pháp) trong điêu khắc Đông Nam Á.

Còn trong các lễ nghi tín ngưỡng dân gian Khmer, hình ảnh Chằn được thể hiện với ước muốn xua đuổi điều dữ, đón sự an lành, may mắn trong đời sống. Chằn xuất hiện với chức năng như vị thần bảo vệ người dân, bảo vệ chùa và mang ý nghĩa cái thiện chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng hung tàn.

Các diễn viên mang mặt nạ Chằn trong dịp Dâng y Kathina tại chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (chùa Som Rong) ở phường 5, TP. Sóc Trăng.
Các loại mão, mặt nạ thường được sử dụng trong những dịp lễ, tết truyền thống của người Khmer như: Tết Chol Chnam Thmay, lễ hội Ok Om Bok, lễ hội Đôn Ta... hay được trình diễn trong các loại hình nghệ thuật truyền thống Khmer như: Múa Rô Băm, múa Chhay Dăm, hát Aday, hát Dù Kê...
Thượng Tọa Lý Minh Đức, Đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng Trụ trì chùa Som Rong và đội múa Rô Băm của chùa tại Lễ dâng y Kathina.

Những ngày lang thang trên đất Sóc Trăng, ngoài trải nghiệm dấu ấn văn hóa Khmer trong lối sống hằng ngày của người dân nơi đây, đặc biệt là kiến trúc của những ngôi chùa đẹp, tôi còn có dịp khám phá các loại hình nghệ thuật độc đáo như múa Rô Băm. Chiếc mặt nạ đã góp phần quan trọng để nhận diện tính cách nhân vật làm cho nghệ thuật biểu diễn này của người Khmer trở nên lung linh, rực rỡ mang đặc trưng văn hóa tộc người. Người diễn viên không còn là chính họ nữa mà hóa thân xuất thần trong nhân vật, làm sống dậy các nhân vật thần thoại, khi đã đeo mặt Rô Băm./.

Trọng Chính
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận