Với 22 tác phẩm sắp đặt, "Cảm thức Đông Dương" là tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương được các nhà thiết kế, họa sĩ trẻ Việt Nam tái hiện tại tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương. Trong gần 100 năm tồn tại, đây cũng là lần hiếm hoi công trình này "rộng cửa" đón mọi đối tượng du khách.
Không chỉ dòng phù sa bồi đắp đất trồng, mùa nước nổi còn mang theo những đàn cá rô đồng, cá linh, bông súng, điên điển như những sản vật của đất trời. Với những món quà từ thiên nhiên ấy, qua bàn tay khéo léo của người dân miền Tây đã làm nên nhiều món ngon dân dã nhưng đậm hương vị phù sa.
Là một trong những cung đường đèo nổi tiếng cheo leo và kỳ vĩ nối Yên Minh sang Phố Cáo, dốc Thẩm Mã giữa lòng cao nguyên đá Hà Giang là nơi khung cảnh núi non hùng vĩ tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc.
Có kiến trúc hình chữ "E", Bảo tàng Cam Túc ở TP. Lan Châu có diện tích trưng bày khoảng 10.000m2 với hơn 200.000 hiện vật liên quan đến lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của tỉnh Cam Túc và Con đường tơ lụa. Đây là một lựa chọn hoàn hảo cho du khách khi muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa ở nơi được ví như "vùng đất bí ẩn của Trung Hoa".
Giữa vùng sa mạc khô cằn, suối Nguyệt Nha như mảnh trăng lưỡi liềm màu xanh rơi xuống giữa bạt ngàn cát trắng là một trong 8 cảnh đẹp của vùng Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc và chỉ cách thành phố 5km về phía Nam.
Hà Giang là điểm đến không còn xa lạ với vẻ đẹp hùng vĩ của đá núi trùng điệp cùng thiên nhiên hoang sơ. Có địa hình và vẻ đẹp tuyệt mỹ, bãi đá địa hình ở Sà Phìn, Đồng Văn được xếp vào loại độc nhất vô nhị với cái tên "bãi đá mặt trăng" trên cao nguyên đá.
Tuy không còn nhộn nhịp như trước nhưng chợ nổi Ngã Năm vẫn mang đậm văn hóa "thương hồ" một thời của vùng sông nước miền Tây. Xuôi một vòng chợ trên chiếc ghe nhỏ mất chừng hơn một giờ nhưng du khách khám phá được nhiều điều thú vị về văn hóa chợ trên sông ở vùng đất Ngã Năm mộc mạc, hiền hòa.
Hơn 10 năm sau trở lại, Sydney trong mắt tôi không mấy đổi thay, có chăng Opal card đã thay tấm thẻ giấy khi sử dụng các phương tiện công cộng ở đây gồm xe bus, tàu hỏa, xe điện (light rail) và phà.
Khi màn đêm buông xuống, thành phố Sydney lại được khoác trên mình một chiếc áo thật khác, huyền ảo, quyến rũ và mê hoặc trong ánh đèn chiếu sáng. Một cái nhìn lung linh và hoa lệ ở thời điểm về đêm như tôn thêm chất lãng mạn, diệu kỳ của thành phố hơn 5 triệu cư dân bên Vịnh Sydney.
Chợ Chủ nhật ở Manly là nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương họp ngay trên con phố đi bộ cổ kính vùng ngoại ô bãi biển nổi tiếng của Sydney. Đây cũng là điểm hẹn dịp cuối tuần của những nghệ nhân, bạn bè, gia đình và du khách.
Chinatown là một phần không thể thiếu của thành phố đa dạng về văn hóa nhập cư như Sydney, nơi không chỉ mang những nét đặc trưng riêng về kiến trúc mà còn có nhiều món ăn Trung Hoa chính hiệu hấp dẫn du khách.
Là bãi biển nổi tiếng tổ chức các cuộc thi hoa hậu, quay các bộ phim bom tấn nhưng tên gọi lại bắt đầu bởi từ gốc Bondi của thổ dân Úc, nghĩa là nước đập vào đá hoặc tiếng nước va vào những vách đá. Bãi biển được đặt tên theo cảm nhận thổ dân ở đây thực sự là "thiên đường biển xanh" phía Đông Sydney đối với du khách.
Sydney Ferries (dịch vụ phà) hoạt động tại cảng Sydney hơn 135 năm qua đã trở thành một phần quan trọng đối với giao thông Thành phố ven biển có hệ thống sông, vịnh ăn sâu vào đất liền này. Từ trên những chiếc phà chở khách chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên Sydney là trải nghiệm của nhiều du khách giữa lênh đênh biển trời Thái Bình Dương mênh mông.
Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Australia là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai quan tâm đến lịch sử hàng hải và văn hóa biển quốc gia này. Nằm ở vịnh Darling, bao quanh bởi đại dương và là nhân chứng của quá khứ hàng hải, Bảo tàng tái hiện hành trình dài cùng những trải nghiệm sống động của hàng hải Australia.