Sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ số lượng phương tiện động cơ đốt trong đang khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc ngày càng tệ hơn.
Cụ thể, năm 2013, 96% các thành phố chủ chốt của quốc gia này đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia. Và chỉ tính riêng năm 2014, Bắc Kinh phải trải qua hơn 20 ngày với mức độ ô nhiễm vượt 10 lần ngưỡng chất lượng không khí quốc gia cho phép, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cộng đồng.
Mới đây, những học giả đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong và Đại học Bắc Carolina ở Capel Hill đã công bố một bản báo cáo trên tờ Đào tạo và Nghiên cứu quy hoạch để trả lời cho câu hỏi: "Mối quan hệ giữa quy hoạch đô thị và chất lượng không khí ở Trung Quốc là gì?"
Dựa trên dữ liệu thu thập được từ 157 thành phố của Trung Quốc, nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng từ những nhân tố hình thành đô thị lên yếu tố ô nhiễm khu vực (PM2.5, PM10, NO2, SO2, CO và O3).
Sáu nhân tố hình thành đô thị bao gồm: mật độ dân số, mức độ tập trung ở khu trung tâm, mục đích sử dụng đất, sự kết nối đường phố, sự phức tạp của mô hình quy hoạch và tính liên tục của đô thị. Những thông tin này được lấy từ các hình ảnh ánh đèn ban đêm, việc sử dụng đất, mật độ dân số, các địa điểm liên quan đến hạ tầng xã hội (POI) trên từ điển bách khoa toàn thư Baidu và những nguồn khác.
Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để thể hiện ảnh hưởng của những nhân tố hình thành đô thị lên các yếu tố ô nhiễm sau khi kiểm soát các nhân tố kinh tế - xã hội như là GDP, khí thải công nghiệp và khí tượng học.
...mật độ dân số càng lớn, phát triển càng tập trung và kết nối đường phố càng tốt thì càng làm giảm sự tập trung của các nhân tố ô nhiễm không khí. Trong khi đó, sự mở rộng đô thị càng cao thì càng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng mật độ dân số càng lớn, phát triển càng tập trung và kết nối đường phố càng tốt thì càng làm giảm sự tập trung của các nhân tố ô nhiễm không khí. Trong khi đó, sự mở rộng đô thị càng cao thì càng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí.
Mật độ dân số theo chiều hướng tích cực, liên quan đến sự tập trung của PM2.5, PM10 và O3. Mật độ dân số càng cao có thể làm giảm sự phát thải trên đầu người bằng cách cắt giảm quãng đường đi và bớt sự lệ thuộc vào ô tô.
Càng tập trung và tập hợp quanh khu đô thị sẽ càng cải thiện được chất lượng không khí bởi nếu suy nghĩ ngược lại, giảm sự phát triển tập trung có thể làm tăng khoảng cách di chuyển giữa vùng trung tâm đô thị và các điểm đến khác. Sự kết nối đường phố tốt hơn có thể làm giảm ách tắc và tăng tốc độ di chuyển do đó giảm sự phát thải của phương tiện. Tính liên tục của đô thị cao hơn sẽ làm sự tập trung nhân tố ô nhiễm cao hơn, điều có thể được gây ra bởi cơ chế không phát thải như hiệu ứng ốc đảo nhiệt hay sự phân tán chất ô nhiễm.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho rằng sự ảnh hưởng của hình thành đô thị lên ô nhiễm có thể so sánh được với ảnh hưởng của những nhân tố khác giống như là điều kiện thời tiết.
Mặc dù mật độ dân số của những thành phố Trung Quốc đang cao hơn so với những thành phố của Mỹ nhưng sự mở rộng đô thị lại trở nên phổ biến hơn ở quốc gia Châu Á này. Những thành phố với đô thị mở rộng sẽ bao chứa nhiều yếu tố ô nhiễm không khí hơn, điều mà chính quyền địa phương và những nhà quy hoạch Trung Quốc nói riêng cũng như nhiều quốc gia trên thế giới nói chung cần lưu tâm.