Aa

Bất động sản 24h: Nhà đầu tư bất động sản "gồng" mình ôm đất chờ thị trường cuối năm

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 26/09/2022 - 10:30

Nhà đầu tư bất động sản "gồng" mình ôm đất chờ thị trường cuối năm; Vì sao một quyết định đất đai có thể làm mất cả nghìn tỷ đồng?... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Nhà đầu tư bất động sản "gồng" mình ôm đất chờ thị trường cuối năm

Sau thời gian dài chật vật bán cắt lỗ nhưng không được, nhiều nhà đầu tư đã “quay xe” chờ thị trường bất động sản cuối năm.

Liên tục rao bán 2 mảnh đất tại Bắc Giang suốt 4 tháng nay nhưng chưa có người mua nên anh Nguyễn Khánh, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội, quyết định tiếp tục giữ đất lại không rao bán nữa.

Anh Khánh cho biết, 2 mảnh đất này được anh mua vào thời điểm cuối năm 2021 với diện tích mỗi lô là 90 và 95m2, với giá 4 tỷ đồng. Ban đầu, mục đích của anh là lướt sóng kiếm lời, với kỳ vọng mỗi mảnh lãi khoảng 400 - 500 triệu đồng.

“Đến khoảng tháng 5, do gia đình tôi cần số tiền lớn để lo công việc nên rao bán. Nhưng tôi đã liên hệ môi giới trả phí hoa hồng cao vì cần bán gấp, tôi cũng đăng bán nhưng mãi không có người mua. Đầu tiên tôi cũng rao bán bằng giá mua vào, sau đó cũng phải giảm giá mỗi lô xuống 300 triệu đồng, nhưng cũng không khả thi hơn”, anh Khánh nói.

Rao bán cắt lỗ suốt thời gian dài, 2 mảnh đất của anh Khánh cũng chỉ có người đến xem và tham khảo giá, không có người mua. Nhà đầu tư này thì cách xoay tiền vay bạn bè và người thân. Đến nay, anh quyết định không rao bán nữa mà sẽ chờ thị trường cuối năm nay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khơi thông các kênh huy động vốn đầu tư BĐS nhà ở Việt Nam trong bối cảnh mới: Thách thức, rủi ro và giải pháp chính sách

Cùng với quá trình khơi thông các điểm nghẽn pháp lý, việc khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản cũng rất cần thiết. Bởi theo các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ không thể "sống" nếu nguồn vốn bị bóp nghẹt.

Bất động sản và thị trường bất động sản (BĐS) có tầm quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong cuộc sống của con người. Phát triển BĐS được coi là có tác động rất mạnh, lan tỏa nhanh trong nội ngành và liên ngành sang rất nhiều ngành khác, qua đó, thúc đẩy nhanh tăng trưởng việc làm, thu nhập và GDP. 

Tuy nhiên, việc đầu tư và quản lý đầu tư BĐS nhà ở không hiệu quả có thể gây nhiều rủi ro khác nhau cho chính doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và cả hệ thống tài chính, nền kinh tế. Nhiều cuộc khủng hoảng trong lịch sử nhân loại, nhất là cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á năm 1997 - 1998, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008 (xuất phát từ Mỹ) và bất ổn nghiêm trọng trên thị trường BĐS Trung Quốc hiện nay đã cho thấy những hậu quả nghiêm trọng của sự yếu kém trong chính sách, quản lý thị trường, đầu tư BĐS. Xin nhắc lại, với sự “giúp sức” của các yếu kém cơ cấu kinh tế khác, sự yếu kém trong quản lý chính sách đầu tư BĐS chính là những nguyên nhân cốt yếu gây sự khủng hoảng thị trường BĐS rồi lan sang hệ thống tài chính, để lại nhiều thiệt hại “đớn đau” cho nền kinh tế.

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, các kênh đầu tư BĐS, trong đó có thị trường BĐS nhà ở, ngày càng đa dạng, từ chỗ chỉ đơn thuần từ nguồn vốn tự có, từ người thân, vay ngân hàng, đến phát hành cổ phiếu BĐS, trái phiếu BĐS và gián tiếp qua các quỹ đầu tư BĐS (còn gọi là Quỹ tín thác đầu tư BĐS - REIT) và nhiều định chế, tổ chức đầu tư khác.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Động lực nào cho triển vọng tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2022?

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, nền tảng kinh tế vĩ mô vững mạnh chính là động lực then chốt để Việt Nam phục hồi nhanh chóng với dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022 và 2023 lần lượt đạt 6,5% và 6,7%.

Tại ấn bản cập nhật báo cáo kinh tế Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo về tăng trưởng và lạm phát được đưa ra trước đó với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023. Cụ thể, kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2022, được hỗ trợ bởi những cân đối vĩ mô vững mạnh, chính sách tiền tệ linh hoạt và sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của ngành chế biến chế tạo, dịch vụ và tiêu dùng nội địa từ tháng 7 đến tháng 12.

Tuy nhiên, ADB cho hay, dự báo này vẫn có những rủi ro cao, cụ thể là kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại có thể tác động đến sự phục hồi kinh tế của Việt Nam và gây áp lực lên cán cân vãng lai trong ngắn hạn.

Theo ADB, tình trạng thiếu lương thực và sự hồi phục của chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu sẽ đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trong năm nay. Dù vậy, dự báo tăng trưởng nông nghiệp được cơ quan này điều chỉnh xuống 3,0% từ mức dự báo 3,5% trước đó do chi phí đầu vào cao có thể hạn chế tăng trưởng của ngành.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp bán lẻ quốc tế dịch chuyển xu hướng đầu tư vào Việt Nam

Hiện nay, nhiều thương hiệu bán lẻ quốc tế đang tìm kiếm cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam, bắt nguồn từ những tín hiệu tích cực của nền kinh tế và tiềm năng tiêu dùng quốc nội.

Theo các chuyên gia, châu Á vẫn luôn là thị trường tiềm năng đối với các nhà bán lẻ quốc tế. Trước thời kỳ đại dịch Covid-19, thị trường bán lẻ của Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi nhiều nước đã nới lỏng việc di chuyển giữa các quốc gia, những thị trường này vẫn áp dụng chính sách kiểm soát biên giới chặt chẽ. Chính sách Zero-Covid đã gây cản trở cho các nhà bán lẻ, khiến các hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn. Do đó, những doanh nghiệp này đang tìm đến thị trường Đông Nam Á, nơi đã ứng phó tốt với đại dịch và mở cửa sớm cho hoạt động bay thương mại.

Từng đồng hành cùng nhiều thương hiệu, tập đoàn lớn như Apple, Lululemon, Victoria's Secret, ông Nick Bradstreet, Giám đốc Bộ phận Bán lẻ khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Savills đã chia sẻ về mức độ quan tâm của doanh nghiệp quốc tế trong khu vực.

Theo đánh giá của ông, Thái Lan và Việt Nam đang là hai thị trường nổi bật tại Đông Nam Á. Nhiều doanh nghiệp toàn cầu, đặc biệt là các công ty có văn phòng tại Singpapore, đang nghiên cứu cơ hội đầu tư tại hai nước này. Tuy nhiên, ngành bán lẻ của Thái Lan đã chịu ảnh hưởng đáng kể do yếu tố dịch bệnh, nguyên nhân đến từ sự sụt giảm trong doanh thu bán lẻ đối với khách quốc tế trong hai năm Covid-19.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao một quyết định đất đai có thể làm mất cả nghìn tỷ đồng?

Người dân kỳ vọng những đổi mới sẽ giúp hạn chế được bất cập trong chính sách, quản lý đất đai còn tồn tại nhiều năm qua, thúc đẩy quan hệ thị trường phát triển.

Bảng giá đất ở ta lại thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Đã 20 năm rồi mà tình trạng này không thay đổi. Thế rồi ta tự cho rằng đây là "lỗ hổng" quản lý?

Nước ta đã tiếp nhận cơ chế thị trường từ năm 1991, đến nay đã hơn 30 năm. Thế nhưng tư duy bao cấp trong quản lý nhiều lĩnh vực vẫn còn gần như không thay đổi, đặc biệt là đất đai.

Trong quá trình sửa đổi pháp luật đất đai, đến Luật Đất đai 2003, thị trường quyền sử dụng đất mới được hình thành đầy đủ cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân. Hình thành như vậy, nhưng công cụ hành chính tạo ra các quyết định trực tiếp đối với thị trường đã làm cho thị trường mất đi sự vận động theo quy luật. Trong nhiều trường hợp, người có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính đối với đất đai đứng trước cơ hội tham nhũng khó "cầm lòng". Như chúng ta đã biết là nhiều người giàu lên vì đất, nghèo đi vì đất, tù tội cũng liên quan tới đất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top