Aa

Bất động sản 24h: Xuất hiện làn sóng cắt lỗ, giảm giá bán bất động sản về cuối năm?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Ba, 22/11/2022 - 10:30

Xuất hiện làn sóng cắt lỗ, giảm giá bán bất động sản về cuối năm?; Doanh nghiệp bất động sản càng khó khăn, nguồn cung căn hộ càng thiếu hụt trầm trọng... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Xuất hiện làn sóng cắt lỗ, giảm giá bán bất động sản về cuối năm?

Càng về cuối năm, làn sóng cắt lỗ, giảm giá bán bất động sản được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trên thị trường thứ cấp khi nhà đầu tư không thể "gồng" thêm gánh nặng lãi suất.

Thời gian gần đây, thanh khoản trên thị trường bất động sản ghi nhận sự sụt giảm do các chính sách tiền tệ như tín dụng ngân hàng, trái phiếu bị kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng liên tục có xu hướng tăng cao khiến nhà đầu tư có phần run tay.

Đáng chú ý, trên thị trường có hiện tượng bất động sản thanh lý phát mại bán đi, bán lại nhiều lần không ai mua. Nhiều ngân hàng đã phải giảm giá lên đến tiền tỷ ở các lô đất này.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Các luồng tiền vào thị trường bất động sản năm 2022 và triển vọng năm 2023

Thị trường bất động sản năm 2022 đang điều chỉnh. Có rất nhiều yếu tố góp phần cho thị trường bất động sản bước vào giai đoạn điều chỉnh. Nghiên cứu này góp một tiếng nói, nhìn sâu vào thị trường bất động sản để thảo luận về một nội dung quan trọng - dòng tiền vận hành vào thị trường bất động sản. Ngoài phần Mở đầu và Tóm lại, nghiên cứu này gồm 3 phần. Phần 1 xem xét về tình hình thị trường bất động sản năm 2022. Phần 2 đi sâu phân tích tình hình luồng tiền vận hành vào thị trường bất động sản năm 2022. Phần 3 bàn về triển vọng thị trường bất động sản và các luồng tiền vận hành vào thị trường bất động sản năm 2023.

Năm 2021, kinh doanh bất động sản đóng góp 3,58% GDP, xây dựng 5,95%. 6 tháng đầu năm 2022, kinh doanh bất động sản đóng góp 3,32% GDP, xây dựng 5,44% GDP. Đến tháng 9/2022, giá trị vốn hóa ngành bất động sản ước tính khoảng 1,7 - 1,8 triệu tỷ đồng.  Cơ cấu nguồn lực cho thị trường bất động sản còn bất hợp lý (chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua phát hành trái phiếu và tiền ứng trước của khách hàng, vốn chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 15 - 30% tổng mức đầu tư của dự án). Đóng góp trung bình của ngành xây dựng và bất động sản trong GDP các năm gần đây chiếm khoảng 11% tổng thu ngân sách (trong đó ngành bất động sản trực tiếp chiếm khoảng 4,5%, đóng góp trung bình khoảng 0,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP). Thu hút nguồn vốn FDI lĩnh vực bất động sản năm 2021 khoảng 2,6 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn FDI, đứng thứ 3 trong các lĩnh vực FDI).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phú Quốc trong tương lai phải là nơi cư ngụ của công dân toàn cầu

Theo các chuyên gia, để phát triển xứng tầm, Phú Quốc cần hướng đến xây dựng mô hình đô thị bền vững, đáp ứng được các tiêu chí đáng sống và nhu cầu của công dân toàn cầu.

Các chuyên gia bất động sản khẳng định, chỉ có những giá trị bền vững mới có thể kiến tạo nên một khu đô thị thịnh vượng và đem lại giá trị đáng sống - yếu tố tiên quyết để thu hút công dân toàn cầu đến định cư lâu dài. Trong đó, mô hình đô thị tinh khiết chính là sự kết tinh ở đẳng cấp cao trong việc tập hợp và hình thành nên những cộng đồng dân cư tinh hoa.  

Với những lợi thế độc tôn sẵn có về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên,... việc Phú Quốc “lột xác” trở thành một trong những thiên đường du lịch và nghỉ dưỡng hấp dẫn như ngày nay là điều đã được các chuyên gia địa ốc dự báo từ hàng chục năm trước. Và thực tế đã chứng minh giấc mơ lớn ngày nào của đảo Ngọc nay đã thành hiện thực. 

Tuy nhiên, tiềm năng của Phú Quốc là hơn thế, và xu hướng phát triển chung của thế giới cũng sẽ dần “kéo” phố đảo ra khỏi vùng an toàn. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng và nhất là sau 2 năm đại dịch, việc kiến tạo các đô thị trở thành những thành phố đáng sống chính là xu thế tất yếu để hướng đến sự phát triển bền vững. Du lịch sẽ vẫn là mũi nhọn phát triển, nhưng không nên là mũi nhọn duy nhất ở Phú Quốc.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp bất động sản "đói vốn", nhiều ngành khác bị ảnh hưởng

Khi các doanh nghiệp bất động sản không tiếp cận được vốn thì không có tiền để trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhân công, nhà thầu... khiến các đơn vị này cũng bị ảnh hưởng theo.

Thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng cao, biến động trên thị trường trái phiếu đã tạo ra những cú sốc, đặt doanh nghiệp bất động sản vào tình thế cấp bách khi dòng tiền hoạt động cũng như đầu tư gặp khó khăn, xuất hiện các điểm nghẽn. 

Thực tế phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, nghẽn dòng vốn kéo dài sẽ triệt tiêu hoạt động sản xuất, kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, ảnh hưởng tiến độ triển khai dự án, qua đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ dòng tiền thu về trong tương lai.

Tại Talkshow với chủ đề "Gỡ nghẽn dòng tiền" chuyên gia nhận định, từ quý I/2022 câu chuyện về room tín dụng và tiếp cận vốn trên thị trường bất động sản đã rất nhức nhối. Đến hiện tại là giữa tháng 11/2022, nhưng việc tiếp cận vốn với doanh nghiệp lại càng trở nên khó khăn hơn khi dòng vốn trái phiếu xảy ra những rủi ro và thay đổi trong cách quản lý.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp bất động sản càng khó khăn, nguồn cung căn hộ càng thiếu hụt trầm trọng

Động thái siết dòng tiền vào thị trường bất động sản; các ngân hàng tăng lãi suất huy động; nguồn vốn trái phiếu bị co hẹp… là những yếu tố tác động mạnh khiến các dự án thiếu dòng vốn triển khai.

Thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, tổng nguồn cung căn hộ mới năm 2018 là gần 180.000 sản phẩm nhưng sang năm 2019 đã giảm xuống còn gần 110.000, năm 2020 chỉ còn hơn 90.000 sản phẩm. Năm 2021, thời điểm thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhiều dự án phải ngừng thi công cũng như các vướng mắc về cơ chế chính sách vẫn chưa được tháo gỡ một cách triệt để khiến nguồn cung căn hộ mới tiếp tục giảm xuống còn hơn 50.000 sản phẩm.

9 tháng đầu năm 2022, nguồn cung bất động sản tiếp tục có xu hướng giảm rõ rệt. Nguồn cung trên thị trường chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực. Tỷ lệ hấp thụ trong quý III/2022 chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top