Được thành lập từ năm 1998, Khu công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng với định hướng trở thành một đô thị sinh thái thông minh, là nơi tập trung, liên kết các hoạt động đào tạo nhân lực, nghiên cứu và phát triển cũng như cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, tiến độ xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc quá chậm.
Được kỳ vọng sẽ rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới, song gần 20 năm qua, khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa thể giải phóng xong mặt bằng (còn 243 ha trong tổng số 1.586 ha được quy hoạch).
Theo ghi nhận của PV Reatimes, tháng 9/2017, phần lớn diện tích đất tại khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn đang dùng để "nuôi cỏ". Hiện, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đang được triển khai với quy mô rộng.
Tuy nhiên, hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện sau gần 20 năm dự án được triển khai. Điều này cũng là nguyên nhân khiến khu vực này không có sức hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm tiến độ GPMB là do cơ chế, chính sách bồi thường GPMB từ khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội đã có nhiều thay đổi. Mặt khác, tình trạng mua bán, chuyển nhượng trái phép cũng khiến quá trình bồi thường, GPMB bị chậm lại.
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật triển khai qua nhiều giai đoạn, nguồn vốn hạn chế nên thiếu đồng bộ, không đáp ứng nhu cầu thu hút các nhà đầu tư. Các đơn vị đã đầu tư vào đây cũng than tình trạng hạ tầng yếu kém.
Việc thu hút đầu tư vào Khu công nghệ Hòa Lạc chưa bao giờ sôi động. Trong 20 năm qua, BQL Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Bộ Khoa học và Công nghệ) mới thu hút được 81 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 66.174 tỷ đồng trên diện tích 358ha (chiếm 25% diện tích khu công nghệ cao), trong đó có 36 dự án đang hoạt động với trên 12.000 người đang làm việc và học tập. Một con số khá khiêm tốn so với một khu công nghệ cao tầm cỡ quốc gia.
Được biết, tổng nhu cầu vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 15.620 tỷ đồng, trong đó vốn giải phóng và tái định cư khoảng 5.940 tỷ đồng, vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 9.679 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính đến hết năm 2016, ngân sách mới chi được 7.333 tỷ đồng cho vốn giải phóng mặt bằng và tái định cư là 3.031 tỷ đồng.
Trước thực trạng thiếu vốn, tháng 2/2017, BQL Khu công nghệ cao Hoà Lạc đã có báo cáo về nhu cầu vốn bổ sung cho dự án gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Theo đó, số vốn còn lại cần bố trí là 8.286 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nước ngoài là 4.138 tỷ, vốn trong nước là 4.148 tỷ đồng.
Việc triển khai thiếu đồng bộ, thiếu vốn đã khiến cho nhiều hạ tầng đưa vào sử dụng không hiệu quả, lãng phí. Trong ảnh là hàng cây xanh bên đường chết khô.
Bên cạnh việc triển khai các hạ tầng kỹ thuật, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng đã xuất hiện các công trình xây dựng mới. Tuy nhiên, các công trình này được xây dựng rời rạc và nhỏ bé so với quy mô lớn của Khu công nghệ.
Một công trình Khách sạn đang được xây dựng dở dang trên hạ tầng giao thông còn ngổn ngang.
Công trình Nhà trạm Trung tâm Internet Việt Nam được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 8000m2 được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2012.
Tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, một số công trình liền nhau xây dựng xong nhưng không được đưa vào sử dụng, vắng bóng hoạt động của con người.
Trung tâm Công nghệ cao Viettel - một trong bốn dự án đầu tư được cấp phép ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã chính thức khởi công tháng 3/2009. Công trình tòa nhà làm việc 25 tầng với tổng đầu tư khoảng 500 tỷ đồng được đưa vào sử dụng năm 2013.
Trụ sở của BQL Khu công nghệ cao Hòa Lạc được xây dựng khang trang, đẹp mắt.
Mặc dù đã có cơ chế chính sách đặc thù cho khu công nghệ cao Hòa Lạc. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư, phát triển khoa học và công nghệ quốc gia chưa đạt hiệu quả đã gây lãng phí số tiền khổng lồ đã và đang đầu tư vào Khu công nghệ Hòa Lạc.
Ý kiến của bạn
-
Thủ tướng: KHCN phải phục vụ đắc lực vận hành bộ máy và mục tiêu tăng trưởng
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên Bế mạc Hội nghị lần thứ 12
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Đồng Tháp
-
Tăng cường huy động nguồn lực quốc tế trong lĩnh vực xây dựng
-
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần "6 rõ"
-
Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa các thủ tục hành chính về đất đai
-
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7/2025
-
Kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng
-
Tập trung tháo gỡ những vấn đề "nghẽn nhất, khó nhất, phức tạp nhất" trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường
-
Phát động phong trào thi đua mới nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi
-
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8,3 - 8,5%
-
Chủ tịch nước dự khai mạc Kỳ họp thứ 3 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC
-
Quy chế hoạt động Hội đồng thẩm định độc lập xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật
-
“Không có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thì khó phát triển nhanh và bền vững”