Quy hoạch ô bàn cờ: Phát triển theo cách riêng của người Nhật

- 06:57, 10/10/2016 G10T+7 - Phan Minh

Nhờ vào mô hình quy hoạch ô bàn cờ mà Sapporo tuy là thành phố lớn thứ 5 trên thế giới nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng tắc đường, nhiều nhà quy hoạch Nhật Bản nhận định trong tương lai, các thành phố của Nhật có thể sẽ kế thừa cách quy hoạch ô bàn cờ của tổ tiên và phát triển nó theo cách của riêng người Nhật.

Vào thế kỉ thứ 7, Nhật Bản và bán đảo Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) được chia nhỏ và bắt đầu có sự xác lập nền chính trị theo các vương triều trên từng vùng đất. Nhiều vương triều thời kì đó đã biết áp dụng mô hình quy hoạch ô bàn cờ của Trung Quốc vào vùng đất của mình để giải quyết các vấn đề như dân số quá tải, đường phố chật hẹp, không thuận tiện cho việc đi bộ và đi ngựa.

Cũng cần phải nói thêm, mô hình quy hoạch ô bàn cờ của Trung Quốc đã ra đời từ rất lâu nhưng phải đến năm 1115, triều đại nhà Kim mới bắt đầu thực hiện việc quy hoạch quy mô lớn trên cả thành phố Bắc Kinh. Theo các nhà sử học, mô hình quy hoạch này thời kì đó được các triều đại của Nhật và Hàn gọi là Tang.

Do đó, nhiều thành phố trước đây là kinh đô cũ của các triều đại tại Hàn Quốc, người ta vẫn thấy dáng dấp của mô hình quy hoạch ô bàn cờ. Điển hình là thành phố Gyeongju (thủ đô của triều đại Silla) và thành phố Sanggyeong (thủ đô của triều đại Balhae). Tuy nhiên, ngày nay, các sổ sách ghi lại việc quy hoạch này hầu như đã không còn.

Mô hình ô bàn cờ của thành phố Kyoto

Mô hình ô bàn cờ của thành phố Kyoto (Nhật Bản)

Ở Nhật bản, tuy mô hình này cũng được sử dụng nhưng số lượng khá khan hiếm vì một số lý do về quốc phòng. Có thể kể đến các thành phố như Fujiwara-kyo (694-710 SCN), Nara (triều đại Heijō-kyō, 710-784 SCN), và Kyoto (triều đại Heian-Kyo, 794-1868 SCN) trước kia cũng được quy hoạch theo hướng ô bàn cờ. Nhưng sau này, các mô hình quy hoạch này dần bị phá bỏ.

Theo cuốn “Heijô-Kyô, New Science Co” của tác giả Machida Akira (1986): Thành phố Nara được quy hoạch theo hướng ô bàn cờ, lấy phố Suzaku-Oji làm trục trung tâm, chia thành phố ra làm 2 “tiểu thành phố” là Sakyô (ở phía Đông trục chính) và Ukyo (ở phía Tây trục chính). Mỗi tiểu thành phố được chia thành một ma trận gồm 9 hàng và 4 cột.

Được biết, mỗi ô đất có diện tích 532 mét vuông, được bao quanh bởi các đường phố lớn. Mỗi ô đất lại được chia nhỏ làm 16 phần kích thước bằng nhau, diện tích mỗi phần là 133 mét vuông. Tất cả thành phố được quy hoạch đồng bộ đúng với các kích thước trên.

 

Bản đồ thành phố

Bản đồ thành phố Nara (Nhật Bản)

Đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản cũng cho tái quy hoạch thành phố Sapporo năm 1868 theo bản thiết kế của các kiến trúc sư Mỹ và Châu Âu. Hiện nay, đây có lẽ là thành phố duy nhất có mô hình quy hoạch ô bàn cờ ở Nhật Bản và là thành phố lớn thứ 5 trên thế giới.

Thành phố này được quy hoạch lấy công viên Odori làm trục trung tâm. Công viên Odori có hình chữ nhật với chiều rộng là 65m (tương đương chiều rộng của một ô đất), chiều dài là 1430 mét (tương đường chiều dài của 13 ô đất), nằm giữa hai con đường và xung quanh là các ô đất với diện tích là 7150 mét vuông, theo cuốn "Công viên Odori, hướng dẫn cho khách du lịch".

Thành phố

Công viên Odori và thành phố Sapporo (Nhật Bản)

Nhờ vào mô hình quy hoạch ô bàn cờ mà Sapporo ngày nay tuy là thành phố lớn thứ 5 trên thế giới nhưng chưa bao giờ tình trạng tắc đường, thiếu chỗ ở và thiếu không gian xanh xảy ra. Nhiều nhà quy hoạch Nhật Bản nhận định trong tương lai, các thành phố của Nhật có thể sẽ kế thừa cách quy hoạch ô bàn cờ của tổ tiên và phát triển nó theo cách của riêng người Nhật.

Bạn đang đọc bài viết Quy hoạch ô bàn cờ: Phát triển theo cách riêng của người Nhật tại chuyên mục của Đô thị mới. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư toasoan.reatimes@gmail.com
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục