Chính sách

Hút vốn FDI vào du lịch: Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì ở Việt Nam?

Chính sách - 23:30, 10/12/2018 G12T+7 - Hoàng My

Một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra tại Diễn đàn Du lịch nhằm phát triển du lịch Việt Nam chất lượng, bền vững tới năm 2030 chính là thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch.

Du lịch chỉ chiếm 4% tổng mức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Ông Lê Minh Dũng - Phó tổng giám đốc BIM Group.

Ông Lê Minh Dũng - Phó tổng giám đốc BIM Group.

Chia sẻ quan điểm về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Lê Minh Dũng - Phó tổng giám đốc BIM Group cho biết, trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngành du lịch mới chiếm 4%.

Với kinh nghiệm đầu tư mảng khách sạn, nghỉ dưỡng và hợp tác với nhiều đối tác nước ngoài, ông Dũng cho rằng, để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần có chính sách hợp lý. Theo đó, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng với nhà đầu tư, ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào những lịch vực còn yếu.

Hiện, BIM đầu tư hơn một tỷ USD vào Phú Quốc nhưng nơi đây vẫn còn thiếu nhiều điểm vui chơi. Do đó, chính phủ và các địa phương cần xây dựng chính sách rõ ràng, công khai và minh bạch. Tiêu biểu, BIM Group chủ yếu tập trung đầu tư ở Hà Nội, Hạ Long, Phú Quốc, Ninh Thuận bởi những địa phương này đều có chính sách minh bạch.

Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì ở Việt Nam?

Phó chủ tịch điều hành tập đoàn khách sạn Lodgis đưa ra các đề xuất.

Phó chủ tịch điều hành tập đoàn khách sạn Lodgis đưa ra các đề xuất.

Phó chủ tịch điều hành tập đoàn khách sạn Lodgis - Craig Douglas cho rằng các nhà đầu tư luôn ưu tiên phát triển đầu tư vào ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, vì thế với sự tăng trưởng của du lịch, khả năng hút vốn có tỷ lệ cao.

Theo ông, để chuẩn bị tốt nhận đầu tư, tài nguyên con người - phần mềm của ngành du lịch cần được nâng cao. Bởi đây là yếu tố quan trọng khi phục vụ ngành kinh tế dịch vụ này.

Cùng với đó, các nhà đầu tư cũng muốn chọn những nơi có nguồn lao động tốt, có tiềm năng để mang kinh nghiệm, đào tạo được dễ dàng hơn.

Ngoài ra, những thành phố, đô thị loại 2 như Hội An, Nha Trang, Cà Mau đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tuy tại đây không sản sinh lợi nhuận nhanh như đô thị loại 1 nhưng tiềm năng có thể tạo sự phát triển cho hạ tầng giao thông nơi đây. Tỉnh Huahin của Thái Lan đã rất thành công trong khía cạnh này.

Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài cho Du lịch Việt Nam

Việc phát triển các chính sách quảng bá để thu hút các nguồn đầu tư du lịch dài hạn cũng cần chú trọng

Việc phát triển các chính sách quảng bá để thu hút các nguồn đầu tư du lịch dài hạn cũng cần chú trọng

Theo ông Craig Douglas - Phó Chủ tịch Tập đoàn Lodgis Hospitality Group Việt Nam có nhiều nguồn lực du lịch như địa danh, văn hoá, di tích và ẩm thực. Tất cả những điều này đều tạo sức hút và ấn tượng đối với du khách.

Tuy nhiên, ông Craig cho biết yếu tố con người, nhân sự về du lịch lại chưa được khai thác nhiều, trong khi đó đây là yếu tố để lại ấn tượng nhất với khách du lịch khi tới một điểm đến.

Nhìn chung Việt Nam đang có tăng trưởng về lượng cầu rất nhanh với con số tăng trưởng mà Tổng cục du lịch Việt Nam công bố.

Gần đây, có nhiều hình thức đi du lịch kết hợp như đi hội thảo, tham gia thể thao. Craig khẳng định, những hình thức kết hợp này tạo sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam có nhiều nguồn lực tài nguyên nhưng hiện nay đều đang bị khai thác quá tải, cần làm gì để phát triển du lịch bền vững và nâng cao trải nghiệm cho du khách, ông đặt câu hỏi.

Theo ông việc nên làm là cải thiện các dịch vụ để tăng trải nghiệm tốt cho du khách, từ đó mới có thể chọn sự tăng trưởng cho du lịch một cách bền vững.

Bên cạnh đó, việc phát triển các chính sách quảng bá để thu hút các nguồn đầu tư du lịch dài hạn cũng cần chú trọng, tránh quan tâm quá nhiều tới các nguồn ngắn hạn. Theo ông, điều này không có lợi cho ngành du lịch tăng trưởng bền vững. Đầu tư nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy du lịch, có thêm tiền thì phát triển kinh tế nhanh hơn.

Bạn đang đọc bài viết Hút vốn FDI vào du lịch: Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì ở Việt Nam? tại chuyên mục Chính sách của Đô thị mới. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư toasoan.reatimes@gmail.com
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục