Việt Nam Xanh -
06:55, 20/02/2021 G2T+7 - Phóng sự ảnh: Trọng Chính
Sau Tết, lễ hội cổ truyền kéo dài suốt cả giêng hai trong cái lâm thâm mưa phùn và rét ngọt của những ngày đầu năm. Đi hội chính là tìm đến nơi còn lưu giữ được vẻ đẹp thuần khiết của hồn Việt, hồn làng.
Không khí mùa hội lễ năm nay của các làng không như mọi năm bởi mọi người đều có ý thức chung tay phòng, chống dịch Covid-19 lây lan. Nhiều làng đã phải dừng khai hội, không đón khách tham quan các danh thắng của mình.
Du xuân, hướng về hội lễ theo một cách khác là lý do Photo Travel kỳ này giới thiệu loạt ảnh đầy màu sắc của những lá cờ hội, để cùng chiêm ngưỡng những “thông điệp nghênh Xuân” xứ Bắc.
Những lá cờ, lá phướn, cờ vuông, cờ đuôi nheo... được dựng lên trên con đê là tín hiệu báo hội của làng đã mở. (Lễ hội truyền thống Tổng Mễ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, Hưng Yên) Dù có kích thước lớn bé, màu sắc đậm nhạt khác nhau nhưng trên những lá cờ hội đều là tên các vị Thành Hoàng bản thổ, anh hùng dân tộc, tên đất, tên làng hay những thông điệp cầu quốc thái dân an. (Lễ hội Lim Bắc Ninh)Nhìn lá cờ hội phần phật bay trong gió lẫn với mùi thơm hương trầm phảng phất, ta cảm nhận được những điều linh thiêng về ngày hội làng và tình quê ấm áp. (Lễ hội làng Thổ Hà, Bắc Giang)Khắp các ngõ xóm còn đầy ắp không khí Tết, các cụ già, con trẻ xiêm áo xúng xính lại đổ về một hướng, nơi những lá cờ xí phấp phới trên con đê đầu làng, mời gọi đón chào những người xa quê về với hội. (Lễ hội truyền thống Tổng Mễ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, Hưng Yên)Những lá cờ hội, cờ thần mang linh hồn của làng, của hội. (Lễ hội Lim Bắc Ninh)Lá cờ làm bằng vải diềm bâu, có khi đã bạc màu theo năm tháng nhưng lại như thúc bước du khách nhanh chân về dự hội.Sự xuất hiện của 5 màu trên lá cờ hội tương ứng với 5 màu của ngũ hành là xanh (mộc), đỏ (hỏa), vàng (thổ), trắng (kim) và tím (thuỷ). (Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Hà Nam)Không ai biết cờ ngũ sắc xuất hiện từ lúc nào, nhưng theo các bức tranh cổ hay chuyện dân gian thì cờ ngũ sắc xuất hiện từ thời Hai Bà Trưng (40 - 43). Từ hàng ngàn năm nay, cờ ngũ sắc đã có mặt trong tất cả các lễ hội, các đền, đình, chùa, các cơ sở tín ngưỡng nói chung. (Lễ hội kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)Màn rước cờ vua tại Lễ hội truyền thống tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng ở làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội). (Lễ hội làng Triều Khúc, Hà Nội)Vào hội mỗi năm, ngoài lá cờ hội, cờ thần, cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo, trước sân các ngôi chùa làng đều có cây phướn to bằng tre, trên cùng có hình con quạ quắp dải lụa trắng bay trước gió, để người làng nhớ lại tích xưa, nhắc con cháu về một tấm lòng thành... (Lễ hội làng Triều Khúc, Hà Nội)… cùng các loại phướn nhỏ theo chân các bà, các cụ trong đám rước lễ của hội làng. (Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Hà Nam)
Trâu là gia súc đứng đầu lục súc (trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn) và cũng là biểu tượng của sự phồn thịnh, may mắn nên xuất hiện trong nhiều tác phẩm hội họa.