Trải nghiệm

Ngày thu yên bình ở miền biên viễn Bình Liêu

Trải nghiệm - 23:30, 10/10/2018 G10T+7 - Thanh Tuyền/Báo Đầu tư

Cách TP. Hạ Long hơn 100km về phía Đông Bắc đã du khách không còn thấy vị mặn mòi, nắng rát của biển, mà chỉ có cao xanh vời vợi, dịu mát an lành của miền biên viễn Bình Liêu.

Nhờ có khí hậu quanh năm ôn hòa, cấu trúc địa hình đa dạng cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà Bình Liêu còn được ví như một “Sapa thu nhỏ” của Quảng Ninh.

Nhờ có khí hậu quanh năm ôn hòa, cấu trúc địa hình đa dạng cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà Bình Liêu còn được ví như một “Sapa thu nhỏ” của Quảng Ninh.

Giờ đây, Quảng Ninh không chỉ có Hạ Long, Cô Tô, Bãi Cháy… là những điểm đến quen thuộc, mà còn cả một vùng đất Bình Liêu hoang sơ chất chứa nhiều phong cảnh núi non hữu tình với những cánh rừng sở, rừng hồi thơm ngát hương.

Đây cũng là nơi định cư của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Sán Chỉ, người Tày…

Bình Liêu đón thu bằng bạt ngàn sóng lúa xanh. Ẩn mình dưới đó là những nếp nhà thấp thoáng trong gió sương hiền hòa như nàng thiếu nữ miền sơn cước.

Bình Liêu đón thu bằng bạt ngàn sóng lúa xanh. Ẩn mình dưới đó là những nếp nhà thấp thoáng trong gió sương hiền hòa như nàng thiếu nữ miền sơn cước.

Cũng là núi non đấy, nhưng mùa Thu ở Bình Liêu không có thảm hoa tam giác mạch như Hà Giang, không có những thảm ruộng bậc thang vàng ngút chân trời như Mù Cang Chải, hay một rừng hoa dã quỳ như Mộc Châu, mà mùa Thu Bình Liêu lặng lẽ với bạt ngàn sóng lúa xanh, thác nước tung bọt trắng xóa, những ngôi làng nhỏ trong khói chiều đẹp như tranh vẽ, hiền hòa như một cô thiếu nữ miền sơn cước.

Một “Tây Bắc” khác tại Quảng Ninh.

Một “Tây Bắc” khác tại Quảng Ninh.

Những cung đường tuần tra biên giới cao 700m so với mực nước biển uốn lượn quanh núi đồi xanh ngát khoáng đạt đến đê mê. Đường tuy băng qua núi qua non nhưng không lắt léo, uốn lượn khó đi.

Cung đường tuần tra biên cương tuy xa xôi, nhưng đã làm siêu lòng rất nhiều dân phượt.

Cung đường tuần tra biên cương tuy xa xôi, nhưng đã làm siêu lòng rất nhiều dân phượt.

Đôi lúc cao hứng, con đường còn vắt ngang qua cả những cánh đồng cỏ lau trắng như bông vô cùng thơ mộng, như tô thêm cho vẻ đẹp thanh khiết của núi rừng vùng biên.

Cơn gió thu dịu mát đưa tâm hồn lữ khách đường xa lạc vào chốn thiên thai, ngất ngây trong “khúc tình” mật ngọt đầy quyến rũ.

Cột mốc 1305 thiêng liêng nằm trên quả đồi thơm nức mùi nhựa thông.

Cột mốc 1305 thiêng liêng nằm trên quả đồi thơm nức mùi nhựa thông.

Để rồi mỗi lần mùa Thu đủng đỉnh ghé thăm Bình Liêu, lòng người lại nôn nao khao khát lên đường, trải lòng mình trước cảnh sắc đầy thơ tình của khoảng thời gian mơ mộng nhất năm.

Thác Khe Vằn ba tầng nước đổ tựa áng mây trắng.

Thác Khe Vằn ba tầng nước đổ tựa áng mây trắng.

Cách trung tâm Bình Liêu khoảng 12km là Thác Khe Vằn nằm ẩn mình. Thác nước 3 tầng hùng vĩ ngày đêm cuộn trào nước giữa núi rừng vùng biên giới.

Tầng thứ nhất là dòng nước lớn được chảy từ các vách núi cao xuống tạo thành một hồ nước rộng. Tầng thứ hai được chia thành hai dòng thác chảy.

Bình yên một sớm Bình Liêu.

Bình yên một sớm Bình Liêu.

Nhờ có khí hậu quanh năm ôn hòa, cấu trúc địa hình đa dạng cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà Bình Liêu còn được ví như một “Sapa thu nhỏ” của Quảnh Ninh.

Thu về, đến đây một lần để cảm nhận một miền biên viễn thật sự khác biệt và thiêng liêng.

Bạn đang đọc bài viết Ngày thu yên bình ở miền biên viễn Bình Liêu tại chuyên mục Trải nghiệm của Đô thị mới. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư toasoan.reatimes@gmail.com
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục