Phiên chợ của những “nghệ sĩ rừng xanh” nơi phố núi
Trải nghiệm -
06:30, 12/12/2020 G12T+7 - Phóng sự ảnh: Trọng Chính
Họp ở một góc nhỏ của vườn hoa Sa Pa, sau lưng là nhà thờ đá cổ nên chợ chim là một trong những điểm thu hút khá đông du khách, nhất là khách quốc tế mỗi khi tới thăm.
Phiên chợ chim đông nhất vào các ngày thứ bảy, chủ nhật trong tuần và là nơi trao đổi, mua bán, giao lưu giữa bà con dân tộc Mông với những du khách yêu thích các loài chim lên thăm phố núi.
Đa số chim được mang đến chợ như họa mi, chích chòe, vành khuyên, quế lâm, cu gáy, yến oanh, khướu, vẹt, sáo... là do bà con dân tộc Mông bẫy được. Vốn là những “nghệ sĩ rừng xanh” nhưng từ khi bẫy được đến khi mang ra chợ bán, các chủ chim đã phải kiên trì luyện nhiều công đoạn, có khi công phu cả mấy tháng trời, những chú chim mới có giọng hót khỏe và hay.
Được thuần hóa nên chim khá “dạn” người. Giá bán cũng có sự chênh lệch rất lớn, tùy thuộc vào giọng hót và vẻ đẹp của mỗi loài chim, rẻ nhất chỉ từ 50 nghìn đồng trở lên. Có những chú chim quý và đẹp được những chủ nhân người dân tộc Mông bán cả vài triệu đồng.
Đến Sa Pa dù ở thời điểm nào, lạc bước ở phiên chợ chim, du khách như được tận hưởng những âm thanh trong trẻo từ tiếng chim hót lảnh lót vang dội núi đồi, như một bản đồng ca chào ngày mới của phiên chợ sáng./.
Nếu cao nguyên Di Linh được ví như “nàng sơn nữ” ẩn mình ở xứ sương mù Đà Lạt thì ở những ngọn đồi khá đẹp nơi đây lại khoe sắc cả “rừng” lan hồ điệp. YSA Orchid Farm là nông trại có quy mô cả chục ha, thu hút du khách.