Trải nghiệm

Rực màu chép đỏ trước ngày Táo về trời

Trải nghiệm - 23:30, 25/01/2019 G1T+7 - Phóng sự ảnh: Trọng Chính

Là ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) có một nghề độc đáo: nuôi cá chép đỏ nhưng không mong cá lớn mà chỉ để bán dịp cúng ông Công ông Táo (23 tháng chạp âm lịch).

Vây đều, sắc đỏ óng đẹp, cá chép đỏ Thủy Trầm chỉ bằng ba đầu ngón tay nhỏ xinh nhưng màu sắc vô cùng rực rỡ. Cứ khoảng 40 con/kg được coi là cá tiêu tiêu chuẩn tốt nhất.

Vây đều, sắc đỏ óng đẹp, cá chép đỏ Thủy Trầm chỉ bằng ba đầu ngón tay nhỏ xinh nhưng màu sắc vô cùng rực rỡ. Cứ khoảng 40 con/kg được coi là cá tiêu chuẩn tốt nhất.

Bơm nước, tháo đầm, tát ao, bắt cá... là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất trong năm của các gia đình ở Thủy Trầm, khi đó, cả làng biến thành một ngư trường thu nhỏ.

Bơm nước, tháo đầm, tát ao, bắt cá... là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất trong năm của các gia đình ở Thủy Trầm, khi đó, cả làng biến thành một ngư trường thu nhỏ.

Cũng như nhiều gia đình khác, vào ngày 23 tháng Chạp, khi chuẩn bị mâm lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo lên trời, tôi luôn tự hỏi, những chú cá chép đỏ, óng ả trong bộ ba mâm cúng nhà mình có nguồn gốc từ đâu.

Trên mặt ao đã rút nước, người dân thu hoạch cá chép đỏ bán cho thương lái.

Trên mặt ao đã rút nước, người dân thu hoạch cá chép đỏ bán cho thương lái.

Từ 20 đến 22 tháng chạp, trên những bờ ao nuôi cá ở Thủy Trầm là rực rỡ sắc đỏ của những “lồ ép” (cách gọi lưới chứa cá của người dân địa phương).

Từ 20 đến 22 tháng chạp, trên những bờ ao nuôi cá ở Thủy Trầm là rực rỡ sắc đỏ của những “lồ ép” (cách gọi lưới chứa cá của người dân địa phương).

Hóa ra, từ những năm 60 của thế kỷ trước, cái nghề nuôi cá chép đỏ đã có ở Thủy Trầm, nơi được coi là “thủ phủ” của “sản phẩm” đặc biệt này ở miền Bắc. Khi khẳng định được uy tín trên thị trường, Cục Sở hữu Trí tuệ đã công nhận thương hiệu cá chép đỏ Thủy Trầm và bảo vệ thương hiệu này trên phạm vi toàn quốc từ tháng 12/2017.

Trước khi đem bán một ngày, cá được đưa vào “lồ ép”...

Trước khi đem bán một ngày, cá được đưa vào “lồ ép”...

Cá chép đỏ có kích thước khoảng ba ngón tay là đủ điều kiện thu hoạch.

Cá chép đỏ có kích thước khoảng ba ngón tay là đủ điều kiện thu hoạch.

Để có “tàu xe” phục vụ Tết ông Công ông Táo, người làng Thủy Trầm đã ươm, nuôi chép đỏ trước đó cả 9 tháng, qua nhiều công đoạn chăm, nuôi khá phức tạp. Thậm chí, nhiều gia đình ở đây còn tận dụng cả diện tích ruộng khô cằn, khó trồng hoa màu để đào ao nuôi cá.

Người dân sẽ chọn lọc những con cá tốt nhất đem đi bán. Cá được phân ra thành loại khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng để quy định giá thành cho phù hợp

Người dân sẽ chọn lọc những con cá tốt nhất đem đi bán. Cá được phân ra thành loại khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng để quy định giá thành cho phù hợp.

Những chú cá bố mẹ được tuyển chọn có chất lượng tốt nhất sẽ được giữ lại nhân giống cho năm sau.

Những chú cá bố mẹ được tuyển chọn có chất lượng tốt nhất sẽ được giữ lại nhân giống cho năm sau.

Những ngày áp Tết, cả làng Thủy Trầm như một ngư trường thu nhỏ bởi không khí rộn ràng tát ao, sửa sang xe cộ, bình oxy, túi nilông chứa cá cho khách.... Từ ao lên, loài chép đỏ “nuôi ba năm bán một ngày” ngay lập tức được đưa vào “lồ ép”, nơi giúp cá đủ khỏe, quen với mật độ dày, lượng oxy giảm sẵn sàng theo những chuyến xe tỏa đi khắp các tỉnh thành, làm “tàu xe” cho Táo về trời.

Trẻ em làng Thủy Trầm với chú chép đỏ.

Trẻ em làng Thủy Trầm với chú chép đỏ.

Sau khi bắt từ ao lên, cá được cho vào túi nilon lớn, bơm oxy để chuyển về các bể chứa, sẵn sàng phục vụ lái thương đến mua cá.

Sau khi bắt từ ao lên, cá được cho vào túi nilon lớn, bơm oxy để chuyển về các bể chứa, sẵn sàng phục vụ lái thương đến mua cá.

Muốn vận chuyển đi xa không bị chết ngạt, cá được bơm đầy đủ oxy và thường xuyên lắc mạnh.

Muốn vận chuyển đi xa không bị chết ngạt, cá được bơm đầy đủ oxy và thường xuyên lắc mạnh.

Theo truyền thống của người Việt, mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân - vị thần Bếp của mỗi gia đình lại có nhiệm vụ cưỡi cá chép lên Trời bẩm báo với Ngọc Hoàng tình hình một năm làm việc dưới nhân gian. Những chú cá chép đỏ này sẽ đến với từng gia đình, trở thành phương tiện hộ tống Táo Quân về Trời.

Theo truyền thống của người Việt, mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân - vị thần Bếp của mỗi gia đình lại có nhiệm vụ cưỡi cá chép lên Trời bẩm báo với Ngọc Hoàng tình hình một năm làm việc dưới nhân gian. Những chú cá chép đỏ này sẽ đến với từng gia đình, trở thành phương tiện hộ tống Táo Quân về Trời.

Bạn đang đọc bài viết Rực màu chép đỏ trước ngày Táo về trời tại chuyên mục Trải nghiệm của Đô thị mới. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư toasoan.reatimes@gmail.com
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục